Page 168 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 168

Gừng có nhu cầu rộng về biên độ ánh sáng, cho nên nó có vị
               trí quan trọng trong phương thức canh tác nông lâm kết hợp.
                   *  Trồng Gừng dưới tán vườn cây ăn quả:
                   Các cây ăn quả có tán lá nhẹ, lại rụng lá về mùa đông,
               có  hệ  rễ  ăn  sâu,  thích  đất  ít chlia,  rất thích  hợp trổng  xen
               Gừng  dưới  tán  như:  Mơ  +  Gừng;  Mận  tam  hoa  +  Gừng;
               Đào, Lê + Gừng, V  . V  . . . .
                   *  Trồng Gừng dưới tán rừng:
                   Các loại rừng trồng có tán lá nhẹ, lại rụng lá về mùa đông,
               có hệ rễ ăn  sâu, trên đất tốt, đất giàu mùn, đủ ẩm trong suốt
               thời gian cây Gừng sinh trưởng, co độ pH 5 - 7, rất thích hợp
               trồng xen Gừng dừơi tán như: rừng Tếch + Gừng; rừng Lát hoa
               + Gừng; rừng Trẩu + Gùng; rừng Bổ đề + Gừng; rừng Tre vầu
               + Gừng, v.v. Các rừng gỗ tự nhiên nghèo kiệt + Gừng.
                   Gừng  được  sử dụng  làm gia vị,  mứt, kẹo,  rượu và làm
               thuốc.  Gừng  hiện  nay  ở nước  ta  đã  được  xuất  khẩu  sang
              Trung Quốc và Nhật Bản.
                   Năng  suất  trồng  Gừng  dưới  tán  rừng  có  thể  cho  từ
               3 - 4   tấn/ha.  Cây Gừng  khi  trồng  rất  ít  bị  thất  thu,  vì ít
               bị thú  rừng,  trâu bò  phá hoại,  ít  phụ thuọc  vào thời  tiết
              nên cho thu hoạch  tương đối ổn định.
                   Trong  tự  nhiên  và  trong  sản  xuất  ở nước  ta  hiện nay,
              phổ biến có 3 loại Gừng:
                   -  Gừng  dại:  Củ  Gừng  dại  khá  to,  thịt  củ  màu  vàng
              xanh,  nhiều  xơ,  vị  cay,  nhiều  mùi  hăng,  được  dùng  làm
              thuốc,  gia  vị,  thường  mọc  hoang  dại  dưới  tán  rừng  tự
              nhiên.  Nó  hiện  là  nguồn  lợi  để  sinh  sống  của  nhiều  họ
              đồng bào dân tộc ít người ở miền núi.
                   - Gừng gió ít được gây trổng, củ chỉ để dùng làm thuốc.
                   - Gừng (được gây trồng phổ biến). Trong sản xuất có 2
              loại giống khác nhau:
                   + Gừng trâu: củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
                   + Gừng dé:  giống  Gừng  này  được  gây  trồng  phổ  biến
              trong sản xuất. Củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn.



               166
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173