Page 54 - Hỏi Đáp Về Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
P. 54
HỎI ĐÁP VẾ CỘNG ĐÔNG KINH TẾ ASEAN
Diễn đàn doanh nghiệp về dịch vụ Logistics bên lề Hội nghị
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và Hội nghị Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC] lần thứ 4 (tháng 8/2010). Việt Nam
đã ký Nghị định thư về lộ trình hội nhập ASEAN về dịch vụ
Logistics và cam kết tự do hóa hầu hết các phân ngành chủ
yếu trong dịch vụ Logistics đến năm 2013.
Đến nay, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ
thống văn bản luật lệ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước
và có chính sách cụ thể về Logistics phù họp với các cam kết
trong ASEAN. về khung khổ pháp luật, thể chế liên quan đến
ngành Logistics, Chính phủ và các bộ, ngành quản lý đã có
những động thái tích cực. Bên cạnh Nghị định 140/2007/NĐ-
CP của Chính phủ, hàng loạt các quy phạm pháp luật về giao
thông vận tải, cảng biển, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế...
đã ra đời. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sổ
950/QĐ/TTg năm 2012 về chương trình hành động thực
hiện chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 - 2020, định
hướng đến 2030 trong đó đề cập đẩy nhanh xã hội hóa dịch
vụ hậu cần, đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các địa điểm
thông quan, quy hoạch hệ thống hậu cần trên cả nước, nâng
cao thị phần vận chuyển hàng hóa các doanh nghiệp Việt
Nam. Đáng chú ý, một đóng góp quan trọng trong việc cải
tiến các thủ tục hành chính quốc gia là Đề án 30 và đặc biệt
là đổi mới trong lĩnh vực hải quan đã góp phần thúc đẩy
dịch vụ Logistics phát triển.
54