Page 99 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 99
sự tăng trưởng. Trong đó, tăng cao nhất là Iran 50%, tiếp đến là
Nga 43,8%, Tây Ban Nha 25%..., tăng thấp nhất là Ý 10,2%.
Trong giai đoạn này duy nhất năm 2011 là Thổ Nhĩ Kỳ
đạt được sự tăng trưởng xuất khẩu ở tất cả các thị trường trọng
điểm. Trong đó, Irắc tăng cao nhất với 38,3%, tiếp đến là Nga
30,4%, Mỹ 24,3%..., thị trường tăng thấp nhất là Tây Ban Nha
11,4%, các thị trường còn lại đều tăng trưởng ở mức 2 con số.
2012 là năm xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều xáo trộn về
kết quả xuất khẩu nhất, đặc biệt đối với các thị trường trọng
điểm. Ngoài việc thứ hạng kim ngạch thay đổi đã nêu trên, năm
2012 có đến 3 thị trường đều năm trong khối EU đạt mức tăng
trưởng âm, thứ tự lần lượt là Ý giảm 19%, Pháp giảm 8,8% và
Đức giảm 5,8%. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế chung của Châu Âu. Nhưng ngược lại, có 2
nước đạt mức tăng rất cao là Iran 175% và UAE 121,6%. Còn
lại các thị trường khác đều tăng trưởng.
Cũng giống như năm 2010, trong số các thị trường trọng
điểm, năm 2013 (7 tháng đầu năm) có duy nhất Iran đạt mức
tăng trưởng xuất khẩu âm 63,8%. Còn lại các thị trường khác
đều có sự tăng trưởng. Trong đó, tăng cao nhất là UAE 25%,
tiếp đến là Tây Ban Nha 11,6%, Irắc 10%..., tăng thấp nhất là
Đức 1,3%.
3. Nhập khẩu
3.1. Hàng hóa nhập khẩu
Với chủ trương thu hẹp nhập siêu, cải thiện cán cân thương
mại, nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2010 – 2013 đã có
xu hướng giảm tốc tộ tăng trưởng. Trong đó, năm 2012 đạt mức
tăng trưởng âm.
Theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, so cùng kỳ
năm trước, kim ngạch nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 đạt
185,5 tỷ USD, tăng 31,5%; năm 2011 đạt 240,8 tỷ USD, tăng
91