Page 167 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 167
thống nhất các nội dung hợp tác quan trọng nhằm tăng cường và
thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực: ngoại giao, thương
mại, công nghiệp, nông nghiệp, quản lý môi trường, xây dựng,
thông tin và truyền thông, văn hóa, thể thao và du lịch… Dự
kiến, kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ
sẽ được tổ chức vào đầu năm 2014 tại Ankara – Thổ Nhĩ Kỳ.
II. Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại
1. Trao đổi thương mại song phương
1.1. Tổng quan
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ mới
có từ năm 1993 trở lại đây. Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 1997
hai nước mới thực sự có quan hệ kinh tế thương mại chính thức
thông qua việc ký kết “Hiệp định hợp tác Kinh tế Thương mại”
vào thời điểm nói trên. Tháng 10 năm 1999, Việt Nam đặt Văn
phòng Đại diện Thương mại tại Istanbul và đây là cơ quan
thường trú đầu tiên của Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Về phía Thổ
Nhĩ Kỳ, kể từ khi có quan hệ thương mại chính thức Thổ Nhĩ
Kỳ cũng đã dành cho Việt Nam những ưu ái nhất định như: (1)
Trước đây, hàng năm Thổ Nhĩ Kỳ vẫn dành cho Việt Nam một
hạn ngạch hàng dệt may nhất định để xuất khẩu vào EU (Tận
dụng hết hạn ngạch này trị giá có khi lên tới hàng chục triệu
USD); (2) Ủng hộ Việt Nam vào WTO mà không cần phải đàm
phán song phương; (3) Là một trong những nước đầu tiên tuyên
bố xóa bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam khi Việt Nam chính
thức trở thành thành viên WTO ngày 11/1/2007.
Cũng kể từ khi có quan hệ thương mại chính thức, hai
phía đã thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều hội thảo giữa các
doanh nghiệp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cụ thể là các
Hội thảo sau: (1) Hội thảo doanh nghiệp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
do Bộ Thương Mại Việt Nam trước đây (nay là Bộ Công
Thương) tổ chức tại khách sạn Melia Hà Nội hồi tháng 2/2000
với khoảng 300 doanh nghiệp của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ tham
159