Page 141 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 141
3. Nhập khẩu
Mặc dù sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng và xuất khẩu, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhập khẩu một số
bánh kẹo và nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu nhập
nguyên liệu ca cao.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà Công nghiệp sản xuất
các sản phẩm đường, kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu ca
cao (không bao gồm bột đã có thêm chất ngọt) tăng trung bình
hàng năm khoảng 14%. Nếu như năm 2005 kim ngạch đạt
141,61 triệu USD thì năm 2008 đạt 203,8 triệu USD... Đến năm
2012, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu ca cao của Thổ Nhĩ Kỳ
đạt 344 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo của Thổ
Nhĩ Kỳ cũng tăng khá mạnh, trung bình hàng năm khoảng 28%.
Nếu như năm 2005 kim ngạch đạt 46,315 triệu USD thì năm
2008 đạt 96,971 triệu USD. Đến năm 2012 đạt trên 200 triệu
USD. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là bánh kẹo sô-cô-la và
ca cao, các mặt hàng khác không chứa ca cao và vị ngọt, kẹo có
chất dính, sô-cô-la trắng, kẹo cao su. Trong đó, khoảng 82%
tổng kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo của Thổ Nhĩ Kỳ được thực
hiện từ thị trường EU, riêng Ý và Ba Lan chiếm một nửa.
Đối với sản phẩm bánh bích quy, theo số liệu của Hiệp
hội các nhà Công nghiệp sản xuất các sản phẩm đường Thổ Nhĩ
Kỳ, hàng năm nước này nhập khẩu khoảng 1,5 triệu USD.
VI. Mặt hàng sắt thép các loại
1. Sản xuất và tiêu thụ
Nền móng của công nghiệp hóa đất nước Thổ nhĩ Kỳ bắt
đầu từ những năm 1930 của thế kỷ trước. Nhà máy liên hợp sản
xuất thép đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ Kardemir bắt đầu hoạt động
133