Page 48 - Giáo Dục Và Đào Tạo Chìa Khóa Của Sự Phát Triển
P. 48
Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển
nghiên cứu và sáng tạo; đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm trước mắt tập trung xây dựng 100 trường đài
học với việc đổi mới cơ chế quản lý, tăng cưòng tính tự chủ, tạo cơ
chế thông thoáng để huy động đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau,
thu hút sự tham gia đào tạo của Hoa kiều và giáo sư nước ngoài.
- Đối với giáo dục nghề nghiệp: Trung Quốc rất chú trọng
phát triển sâu rộng, toàn diện mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề
tới tất cả các làng xã trong toàn quốc; đi sâu cải cách cơ chế quản
lý giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở của sự hợp tác giữa nhà nưốc,
nhà trường, xã hội và gia đình. Trọng tâm của cải cách giáo dục
nghề nghiệp là chuyển từ giáo dục nghề sơ cấp đáp ứng nhu cầu
của sản xuất hàng hoá với chất lượng thấp sang đào tạo nghề
nghiệp bậc cao đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của sự phát triển
khoa học và công nghệ. Chính phủ Trung Quốc chú trọng cải cách
hệ thông giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên phát triển loại hình dạy
nghề kết hợp giáo dục trung học phổ thông (phát triển các loại
hình trường mới: trung học phổ thông nghề nghiệp, trung học tổng
hợp), cải cách hệ thống giáo dục, xây dựng các trường cao đẳng
nghề để mở đưòng học lên cho học sinh; đổi mới chính sách, cơ chế,
khuyên khích sự đầu tư của xã hội, sự tham gia của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đối vổi việc dạy nghề.
Tuy giáo dục Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu
đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ một số’ điều bất cập như: chất
lượng giáo dục không đồng đểu, trình độ của người lao động, kết
cấu tri thức của lực lượng lao động còn thấp, thích ứng không tốt
với yêu cầu điều chỉnh ngành nghề và cạnh tranh quốc tế. Mặt
khác, do yêu cầu bức thiết phải phát triển nhanh đôi với giáo dục
nên xuất hiện xu thê quá thiên về bề rộng mà chưa chú ý đúng
mức đến chiều sâu, nghĩa là chất lượng chưa được quan tâm
đúng mức nên chất lượng học tập ở hầu hết các vùng nông thôn,
miền núi cao, vùng sâu, vùng xa tương đối thấp. Vì vậy, tiếp tục
hoàn thiện thể chế giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
i