Page 46 - Giáo Dục Và Đào Tạo Chìa Khóa Của Sự Phát Triển
P. 46

Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển




                   đáng ghi nhận,  đặc biệt phải kể tới sự thay đổi nhận thức về giáo
                   dục  trong  toàn  dân.  Trung  Quốc  đã  xác  định  đúng  vị  trí,  chức
                   năng,  mục  tiêu  của  giáo  dục  nói  chung và  nhà  trường  nói  riêng

                   trong  việc  nâng  cao  tố chất  dân  tộc  trong  mỗi  con  người  Trung
                   Hoa,  nhằm  phục  vụ  công  cuộc  xây  dựng  và  hiện  đại  hóa  đất
                   nước.  Về một  sô" vấn  đề khác  như chương  trình  đào  tạo,  kêt cấu
                   chương trình phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự
                   nghiệp  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa,  chế độ  tuyển  sinh  và  các

                   biện pháp  để khắc phục những bất cập trong thi  tuyển,...  Trung
                   Quốc  cũng  đã  có  những  thành  công  nhất  định,  góp  phần  nâng
                   cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
                   - xã hội hiệụ tại.

                         Mục  tiêu  bao  quát  của  cải  cách  giáo  dục  Trung  Quốc  là
                   chuyển từ nền “giáo dục ứng thí” sang nền giáo dục phát triển tố
                   chất của người học. Hiện nay, chất lượng giáo dục của Trung Quốc

                   được xếp trong nửa trên của nhóm các nước có trình độ phát triển
                   giáo dục mức trung bình của thế giới. Năm 2006, chỉ sô" phát triển
                   con người  (HDI) của Trung Quốc xếp thứ  81  trên bảng xếp hạng,
                   vị trí này cạo hơn 9 bậc  so với xếp hạng GDP trên  đầu  người của
                   Trung  Quốc.  Một  sô"  điểm  nổi  bật  trong  cải  cách  giáo  dục  của
                   Trung Quốíc, đó là: thứ nhất,  trong chương trình đào tạo, ngoài các

                   chương trình cơ bản,  Trung Quốc có các chương trình tự chọn,  tự
                   nghiên cứu theo học phần để tăng cưòng tính chủ động,  năng lực
                   sáng tạo trong học sinh, sinh viên; thứ hai, có kinh phí nghiên cứu
                   khoa học thích đáng ngay từ trong trường phổ thông cho học sinh,

                   đặc biệt là các trưòng đại học; có kinh phí đủ lớn cho giáo viên tài
                   năng  phát  huy  năng  lực  của  mình  qua  các  phát  minh,  sáng  chế
                   (trường  đại  học  Thanh  Hoa  tự  phóng  được  vệ  tinh);  thứ ba,  thực
                   hiện giáo dục mở, tận dụng mọi tiềm năng,  mở rộng quan hệ  giao
                   lưu  quôc  tê,  đồng  thời  tập  trung  xây  dựng  một  số trường  trọng
                   điểm ngang tầm cỡ quốc tế; và cuối cùng là việc phân cấp giáo dục

                   phổ thông cho các địa phương.

                   44
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51