Page 56 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 56
cô đơn thì có sự gia tăng trong 12-18 tháng đầu và không bị
tác động gì trong 12-18 tháng sau'.
Những công trình đưa ra ý kiến ngược lại như của
nhóm Kraut, cũng như những công trình phản bác cả hai
loại ý kiến trên, cũng đều là những công trình nghiên cứu
râ't công phu và tôh kém. Cùng trong chương trình Dự án
Internet Thế giới, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford
đã thực hiện những công trình điều tra xã hội học tại Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản... để rút ra kết luận
rằng không có bằng chứng nào cho thấy có mốì liên hệ giữa
việc sử dụng internet với việc hoà đồng xã hội cũng như với
cảm giác cô đơn của những người sử dụng internet ở những
nước này.
Những kết luận mâu thuẫn trên đây có thể làm cho
nhiều người hoang mang. Sẽ xảy ra những trường hỢp: nếu
chỉ nhận được những thông tin cục bộ và một chiều, thì hoặc
là có thể có người sẽ tin rằng internet đang làm cho người ta
cô đơn hơn bao giờ hết, hoặc là có người lại tin rằng internet
đang khuyến khích khả năng giao thiệp xã hội của những
người sử dụng nó. Điều này đã xảy ra ở Việt Nam, khi có
người mặc dù chưa có được thông tin đầy đủ nhưng vẫn
khẳng định khả năng làm cho con người trở nên cô đơn của
internet^. Thái độ tương tự cũng đã xảy ra ở Việt Nam đốì
1. Xem Norman H.Nie và Lutz Erbring: “Internet and Society: A
Priliminary Report”, Sđd, tr. 123-124.
2. Phạm Thị Thanh Tâm: “Nhũng thách thức trong xã hội thông
tin”, trong cuôh sách; Những thách thức của sự phát triển trong xã hội
thông tin (Bùi Biên Hoà chủ biên), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2002, tr. 158.
56