Page 93 - Di Tích Lịch Sử
P. 93

Lương Bằng được cử làm bí thư chi bộ. Để tuyên truyền cách mạng cho cán bộ, chiến
           sĩ cách mạng trong nhà tù, đổng chí Trần Huy Liệu và đồng chí Xuân Thủy đã làm báo
           Suối reo. Từ khi ra đời, báo Suối reo không chỉ là cơ quan phát ngôn của chi bộ nhà
           ngục Sơn La mà còn là món ăn tinh thán không thể thiếu của các chiến sĩ cách mạng
           tại nơi “địa ngục trần gian” này.
               Sau lẩn mở rộng thứ ba vẫn không đủ cho việc giam giữ phạm nhân của thực dân
           Pháp tại đây, chính quyển thực dân quyết định mở rộng quy mô của nhà tù. Lần mở
           rộng này là thời điểm Chi bộ Nhà tù Sơn La đã phát triển mạnh. Các đổng chí trong
           Chi uỷ chi bộ chủ đã trương “tương kế tựu kế’ để phá hoại kế hoạch xây dựng nhà
           giam mới của kẻ thù bằng cách vận động các tù nhân thực hiện lãn công, làm ẩu, làm
           sai quy trình kĩ thuật. Khi phát hiện thiết kế nhà giam mới có sai sót là không làm hệ
           thống thoát nước, các tù nhân im lặng bỏ qua. Và vì vậy, công trình bị sụp đổ hoàn
           toàn khi vừa xây xong. Tháng 3/1945, Nhật hất cẳng Pháp, Giám ngục Lơpông cho di
           chuyển toàn bộ tù nhân ở Nhà tù Sơn La sang Nhà tù Nghĩa Lộ. Giữa đường, hay tin
           các tù nhân ở Nhà tù Nghĩa Lộ đã nổi dậy phá ngục thành công, bọn lính áp giải hoang
           mang cực độ. Chi bộ cảm hoá, thuyết phục được họ và tổ chức cho 200 tù nhân là cán
           bộ đảng viên cốt cán của Đảng nhanh chóng tỏa vể các địa phương lãnh đạo phong
            trào cách mạng để rổi sau đó góp phấn làm cuộc Tổng khởi nghĩa thẳng lợi vang dội...
                Hoạt động của Chi bộ Nhà ngục Sơn La và những người chiến sĩ cách mạng kiên
            cường ở đây đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám tại nơi “thủ
            phủ” của vùng Tây Bắc này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết vể những người tù cộng sản
            bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La: “Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng
            những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lí luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng
            tỏ rằng, chính sách khủng bố cực kì dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản
            được bước tiến của cách mạng. Mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn
            luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn”'.
                Nàm  1952,  khi thực dân  Pháp  rút khỏi  Sơn  La,  đã ném bom  nhằm xóa đi  dấu
            vết tội ác của chúng, lần 2 vào năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh phá thành phố Sơn La
            phá hủy một phẩn của nhà tù. Nàm  1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần
            thứ nhất: san lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; lẩn thứ 2,
            vào năm  1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngẩm,
            xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nển móng cũ. Năm
            1994, Bảo tàng Sơn La đưa ra ý định phục chế lại toàn bộ khu di tích lại như nguyên
            dạng ban đầu, nhưng không sưu tầm được đầy đủ hồ sơ, nên không đủ cơ sở khoa học
            để khôi phục lại toàn bộ mà chỉ xây các bức tường lên cao một chút để khách tham
            quan có thể hình dung được cấu trúc của khu nhà tù Sơn La. Với ý nghĩa lịch sử to
            lớn, Nhà tù Sơn La được công nhận là Di tích Lịch sử -  Cách mạng Quốc gia vào ngày
            28/4/1962 theo Quyết định số 313-VH/QĐ của Bộ Văn hoá.
                Di tích Lịch sử Nhà tù Sơn La trước hết lưu lại những chứng tích của những chiến
            sĩ cách mạng đã anh dũng sống và có những người đã ngã xuống ở đây. Trong 1.007 lượt
            tù nhân bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, hiện nay Bảo tàng Sơn La đã sưu tẩm và lưu giữ


                                   Một số ĩ>i ticVi lịcli svt -  vẰti VioÁ Việt Nam
                                              c   94  )
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98