Page 96 - Di Tích Lịch Sử
P. 96

Cuối tháng 10/1952, trước sự uy hiếp của lực lượng Quàn đội Nhân dân Việt Nam
     ở vùng Nghĩa Lộ, có khả năng gây nên sự sụp đổ của tuyến phòng thủ ở phía tây sông
     Đà, Tướng Salan  -  Tổng Chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương đã quyết định rút
     tất cả lực lượng còn lại vể Nà Sản. Người Pháp đã xây dựng một tập đoàn cứ điểm tại
     đây, xung quanh sân bay Nà Sản, nhằm ngăn chặn sức tiến công của quân Việt Minh.
         Trong đợt 2 chiến dịch Tầy Bắc, ta đã giành thắng lợi lớn, giải phóng các huyện Mường
      La, Thuận Châu, Tuán Giáo, Mai Sơn, Quỳnh Mai và thị xã Sơn La. Đêm 22/11/1952, tàn
      quân địch từ phía bắc Sơn La tập trung vể Nà Sản cụm lại thành Tạp đoàn cứ điểm Nà Sản.
      Có thể nói, sau sự kiện này, Nà Sản là địa điểm trọng yếu của địch mà ta quyết tâm tiêu
      diệt. Tặp đoàn cứ điểm Nà Sản, chiếm diện tích lO.OOOm^ cứ điểm được thiết lập theo hình
      thức phòng ngự hình vòng cung khép kín, 28 ngọn núi, đổi đất và các điểm quan trọng bao
      quanh sân bay được xây dựng các đốn. Các trận địa pháo 105mm nhằm tạo nên một vành
      đai bảo vệ cho sân bay, Sở Chi huy và kho tàng quan trọng.
         Với quyết tâm giải phóng Tầy Bắc của quân và dần ta, từ ngày 30/11 -  2/12/1952,
      tại đây đã xảy ra các trận đánh ác liệt giữa trung đoàn  102, thuộc đại đoàn 308, Đại
      đoàn 316, 312 với lực lượng đổn trú của địch. Ta tiêu diệt cứ điểm Pú Hổng, Gò Hồi,
      vây hãm cứ điểm Nà Si, Bản Vạy. Trong thế giằng co, ta chuyển hướng sang thế trận
      bao vây, cô lập địch và củng cố vùng mới giải phóng ở Sơn La. Do lực lượng của địch
      tại Nà Sản quá mạnh nên sau khi chiến dịch Tầy Bắc kết thúc, Nà Sản là địa điểm duy
      nhất thực dân Pháp còn giữ lại được ở Sơn La.
          Tuy nhiên, do bị cô lập và cắt đứt đường chi viện, tiếp tế nên mùa xuân 1953 quần
      đổn trú của Pháp tại Nà Sản đã bí mật rút chạy bằng đường hàng không về tăng cường
      cho đổng bằng Bắc Bộ và Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
          Chiến thắng Tây Bắc của nhân dân ta nói chung và chiến thắng Nà Sản nói riêng
      đã làm cho binh lính địch thêm hoang mang, lo sỢ.  Chỉ huy chiến trường của Pháp
      lám vào tình trạng bế tắc, bi quan. Đổng thời, chiến thắng này đã làm thay đổi hình
      thái chiến trường có lợi cho ta. Quân đội ta giữ vững và từng bước mở rộng quyển chủ
      động vể chiến lược, tích lũy thêm được kinh nghiệm tác chiến trên quy mô lớn. Quan
      trọng hơn, những kinh nghiệm của ta trong việc tấn công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm
      Nà Sản thực sự thiết thực cho quân và dân ta trong việc tiếp cận và tiêu diệt các tập
      đoàn cứ điểm của địch. Đây là những kinh nghiệm quý báu và đặc biệt quan trọng cho
      quân dân ta trong cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên chiến
      thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
          Di tích địa điểm chiến thắng Nà Sản hiện nay thuộc xã Chiềng Hung, huyện Mai
      Châu, tỉnh Sơn La. Di tích này được công nhận là Di tích Lịch sử Cách mạng vào ngày
      24/1/1998 theo Quyết định số 95 QĐ/VHTT của Bộ Văn hoá -  Thông tin.
          Để kỉ niệm chiến thắng này, tỉnh Sơn La xây dựng tượng đài “Chiến thẳng Tầy Bắc
      và Cụm cứ điểm Nà Sản năm  1952” trên diện tích  13.534m^ tại chần đổi Phú Hồng,
      giáp hổ Noong Đủ, tiểu khu Nà Sản, xã Chiếng Mung; cách huyện Mai Sơn  lOkm và
      cách thành phố Sơn La 20km.  Đây là công trình kỉ niệm 60 năm giải phóng Sơn La
      (1952-2012).

                             Một tồ t>i tícll ÍỊcVl sừ -  VÃM VioÁ Việt N avm
                                        (   97  >
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101