Page 94 - Di Tích Lịch Sử
P. 94

250 hổ sơ gốc của tù nhân; danh sách 61 liệt sĩ; danh sách 870 tù nhân, danh sách  180
     người đã được rèn luyện, thử thách ở Nhà tù Sơn La và sau này giữ chức vụ cao của Đảng
     và Nhà nước. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Nhà tù Sơn La được giải phóng đã
     cung cấp đội ngũ cán bộ lãnh đạo đông đảo cho cách mạng Việt Nam. Đó là các đồng
     chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Đào,
     Hoàng Thao, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Nhuận...
         Nằm ngay bên cạnh Di tích Lịch sử Nhà ngục Sơn La là Bảo tàng Sơn La. Đầy là
     nơi lưu giữ lại những chứng tích vê' tiến trình lịch sử của Việt Nam tại Sơn La và đặc
     biệt là văn hoá của các dần tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất Sơn La. Điểm đáng
     quý nhất trong Bảo tàng Sơn La đó là bảo tàng đã tiến hành công tác sUu tầm được
     trên 700 cuốn sách Thái cổ với nhiều kích thước khác nhau được viết bằng bút lông với
     mực tàu đen trên nền giấy bản, giấy dó, vỏ cây, vải và đóng bìa bằng vỏ cây, da bò... bao
     gổm các thể loại văn học nghệ thuật; lịch sử; các bài cúng giỗ tổ tiên, cúng hổn, cúng
     thổ thẩn, cúng bến nước, cúng cẩu mUa... Nhiều cuốn sách còn hướng dẫn xem ngày,
     giờ, tháng, năm để biết điểm lành, điểm dữ, ngày tốt để dựng nhà, hỏi vỢ, gả chổng và
     một số cuốn sách ghi lại những kinh nghiệm bùa chài và cách giải bùa chài...  Đây là
     di sản văn hoá vô cùng quý giá của dân tộc Thái sinh sống trên mảnh đất Sơn La nói
     riêng và vùng Tây Bắc nói chung.






































          ‘ Trích bảng ghi tại Phòng trưng bầy hiện vật lịch sử tại Nhà tù Sơn La.

                             Một sồ t>i ticVi íịcVi sử  -  VẲV» lioÁ Việt 'Nakm
                                        c   95  >
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99