Page 270 - Di Tích Lịch Sử
P. 270
tích như bàu Tiên, đá bàn cờ, dấu chân Tiên và vó ngựa... vẫn còn khá vẹn nguyên. Tất
cả những địa danh và dấu tích này đã khiến cho cảnh chùa Chân Tiên đẫm màu sắc
huyển thoại.
Không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, chùa Chân Tiên còn là một di
tích lịch sử cách mạng. Trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896), xã Thịnh Lộc có
nhiều người con tham gia vào nghĩa quần của cụ Phan Đình Phùng như: Trần Quang
Tụ, Nguyễn Đăng Thiện, Phạm Môn... Chùa Chân Tiên lúc bấy giờ đã trở thành một
trong những căn cứ luyện tập của nghĩa quần. Khi phong trào chống thuế ở Trung Kì
năm 1908 nổ ra và lan vê Hà Tĩnh, ông Nguyễn Hằng Chi đã chọn vùng này làm nơi
tập trung nho sĩ đi biểu tình...
Năm 1928, Đại tổ Tân Việt huyện Can Lộc tổ chức họp tại chùa Chân Tiên gồm:
Võ Quế, Hoàng Khoái Lạc, Nguyễn Cứ, Hổ Ngọc Tàng, Trân Châu, Trẩn Hoặc, Trần
Xu, sư Bảy... đã ngụy trang bằng màn cẩu tiên để che mắt địch. Sang năm 1929, tổ
chức Tân Việt phát triển nhanh chóng. Tiểu tổ Tân Việt ở Thịnh Lộc được thành lập,
đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình cách mạng của địa phương.
Với vị trí thuận lợi, chùa Chân Tiên cũng đã trở thành địa điểm quan trọng góp
phẩn vào thắng lợi của nhân dân trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931.
Ngày 25/4/1930, dưới sự chủ tri của các đồng chí Phan Gần (Tinh uỷ viên), Hoàng
Liệu, Nguyễn Cứ, Nguyễn Trạc (đại diện cho Huyện uỷ và Tổng bộ) đã tổ chức Đại
hội thành lập Chi bộ Đảng Yên Điềm tại chùa. Các cuộc họp bàn kế hoạch hành
động kỉ niệm ngày chống chiến tranh đế quốc với sự tham gia của các đổng chí
Hoàng Khoái Lạc, Hoàng Liêu, Phan Gân (ngày 28/7/1930), cuộc họp bàn kế hoạch
ủng hộ Cách mạng tháng Mười Nga và tiến hành đợt đấu tranh mới của Huyện uỷ
Can Lộc chiểu ngày 5/11/1930, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Liêu và Trần Xu,
Trần Huê, Nguyễn Trạc... cũng đểu được tổ chức tại chùa chân Tiên. Không chỉ là
nơi hội họp, liên lạc của các tổ chức, cơ sở Đảng, chùa Chân Tiên còn là nơi in ấn,
cất giấu truyền đơn, tài liệu rất an toàn của Tổng bộ và Chi bộ Đảng ở vùng Hạ Can
Lộc. Công việc in ấn tài liệu, truyền đơn của Tổng bộ do đổng chí Lê Lụa phụ trách.
Khi in xong, tài liệu được, cất giấu trong tượng Phật và ở khe đá 12 cửa, cách chùa
lOm về phía đông.
Với cảnh quan đẹp và giá trị lịch sử sâu sắc, chùa Chân Tiên là địa điểm để chúng
ta đến tham quan, thưởng ngoạn và học tập.
Một í ố t>i ticVi lịcli từ - VẲM VioÁ Việt N A m
c 275 >