Page 266 - Di Tích Lịch Sử
P. 266

Kiến  trúc  của  Thiền  viện  Trúc  Lâm  Tây Thiên  cũng  là  một  nét  rất  đáng  lưu ý
    đối với các du khách khi đến với khu thắng cảnh này.  Phía ngoài là cổng tam quan
    với dòng chữ Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và đôi câu đối.  Chính điện  (Đại hùng
    bửu điện) nằm chính giữa Thiền viện có chiểu cao  17m, diện tích 675m^, có 4 trụ đỡ,
     đường kính mỗi trụ gần Im nên có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiển hoặc
     ngồi nghe giảng Phật pháp. Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ cùng với hai câu đối:
     “Phước đức sâu dầy do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuẩn” và
     “Phật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiển tông không lối trực ngộ đến chân như”.
         Bên trái tòa chính điện là lầu chuông, bên phải là lầu trống. Trống được làm từ gỗ
     mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến l,5m, dài 2m. Chuông có trọng lượng 2 tấn.
         Phía sau chính điện là nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trẩn Nhân Tông, Pháp
     Loa và Huyền Quang).  Các bức tượng Phật ở chính điện và nhà.tổ đều được làm từ
     đá sa thạch  (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng)  có độ
     bển lầu dài.  Trong nhà tổ có hai câu đối: “Tổ tổ truyền đăng phát huy tầm ấn Phật,
     Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiển” và “Tây Thiên khởi nguồn  Phật kiếp
     kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiển đời đời đức hoá lưu
     phương luôn chuyển khắp”.
         Không chỉ có giá trị vê' mặt tôn giáo, Tây Thiên còn nổi tiếng là một khu thắng
     cảnh với những vẻ đẹp kì thú của tự nhiên.  Bước vào khu di tích, du khách bắt gặp
     cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyển Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đến
     Thõng).  Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyển). Ngược lên phía
     trên là thác Bạc -  dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước
     đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối Vàng ở hồ Sen rồi chảy ra
     khe Giải Oan. Ngược lên đầm Sen, ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một
     hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3km nữa sẽ tới chùa Đổng
     Cổ, đúc toàn bằng đổng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai
     lịch vể hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời
     giải. Rừng Tây Thiên có những cầy thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây
     Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài
     động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá
     cóc Tam Đảo. Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hoá
     và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên
     cứu.  Lê Quý Đôn trong Kiến văn  tiểu lục đã viết vê' Tây Thiên như sau: “...  bên dưới
     sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre
     xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đổng Cổ,
     vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen,
     nước xanh biếc, trong hổ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa”.
         Tây Thiên đang trở thành điểm đến hấp dẫn vê' du lịch văn hoá tầm linh và du lịch
     sinh thái lí tưởng của cả nước. Tây Thiên kéo chân và níu giữ du khách bởi cảnh quan
     thiên nhiên thơ mộng, hữu tình cùng khu quần thể di tích đền chùa đa dạng.



                             Một số í)i tícVi lịcVi sU -  VÀM VtoẮ Vỉệt N A m
                                       c   269  >
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271