Page 269 - Di Tích Lịch Sử
P. 269
31/01/1992. Từ thành phố Vinh, theo Quốc lộ lA về phía nam đến thị trấn Nghèn tại
km số 31, rẽ hướng đông theo đường Liên Hương 18km thì sẽ đến chùa Chân Tiên.
Chùa Chân Tiên được xảy dựng vào thời nhà Trần (thế kỉ XIII). Trong quá trình
biến thiên của lịch sử, chùa đã được tu sửa 3 lẩn. Trong chùa Chán Tiên hiện nay còn
lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm như: các pho tượng Phật, lư hương, trống,
hương án, cờ Phật... Chùa là công trình có kiến trúc hài hoà, gồm hai nhà: nhà bên
trái (chùa thứ nhất) và nhà bên phải (chùa thứ hai). Nhà bên trái thờ Phật Tổ, được
xây dựng bằng vôi vữa theo kiến trúc tứ trụ, có 3 gian, xung quanh có tường bao bọc.
Chùa được lợp ngói vảy, hai bên hiên chùa thờ hai vị: quan Văn (bên trái) và quan Võ
(bên phải). Trước cửa có 4 câu đối:
“Tùng sơn địa thắng lưu tiên tích
Hổ Thủy Thiên Quang ánh phật đường
Sa môn bất tử đường như dẫn
Thạch thất do tuyên Hán dĩ lai”
Nhà bên phải thờ Thánh Mẫu bao gồm các công trình như nhà thượng điện, kiệu
long đình và nhà bái đường với diện tích 56m^... Các công trình này đểu được trang
trí hoa văn, họa tiết khá tinh xảo như hình rồng, hình mặt trăng, hoa lá...
Nhiều người đã cho rằng sở dĩ chùa mang tên Chân Tiên bởi khởi thủy, ngay
chỗ chùa được xây dựng, trên một tảng đá rộng lớn, bằng phẳng tự nhiên xuất hiện
những “dấu chân” hết sức kì lạ. Nằm cách nển chùa Chân Tiên hiện nay khoảng 80m
vể phía đông, trên mặt một tảng đá hoa cương bằng phẳng ngay giữa dòng suối Ngọc,
có hai vết in lõm vào mặt đá. Một vết rất giống bàn chân phải của một người phụ nữ
bởi gót chần thon tròn, nhỏ nhắn, có chiểu dài gấn 40cm, rộng 18cm. Theo người dân
địa phương thì đây chính là vết chân của “Tiên nữ nhà Trời”. Cũng nằm trên tảng đá
đó, cách vết chân Tiên khoảng 20cm, có một vết lõm rất giống với dấu chần ngựa (vó
ngựa), có kẽ móng rõ ràng. Vó ngựa này có chiều dài gần 25cm, rộng 16cm.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép
mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Am Tiên làm nơi dừng
chân. Bởi Am Tiên lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, ngày đêm thông reo, cảnh
vật hiển hoà lại còn có dòng suối Ngọc nước trong vắt bốn mùa, cảnh sắc không đầu
đẹp hơn. Một sỗ tiên nữ, sau khi vãn cảnh núi sông, hang động... đã rủ nhau xuống
bàu tiên ngay trước mặt đỉnh Am Tiên tắm, rổi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hổ
ngổi đánh cờ. Còn một số tiên nữ vì mê mải với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối thác hiến
hoà nên chẳng chịu rời. Rồi có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng
6 cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi
được nên đã phải dùng ngựa để vê' Trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước
suối Ngọc để rửa chần cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá cùng dấu
chần ngựa thẩn. Từ đó, người dân đã xây chùa và đặt tên cho chùa là chùa Chân Tiên
để ghi nhớ dấu tích này.
Hiện nay, suối Ngọc do thời gian lâu ngày nước không còn được nhiểu như ngày
xưa nhưng giếng Tiên thì vẫn bốn mùa đẩy nước, trong vắt như ngày xưa, những dấu
Một tè &i tícli íịcVi svr - VẴM tioẢ Việt N aw
C 274 )