Page 272 - Di Tích Lịch Sử
P. 272
Vây quanh ngã ba này có cầu Bạng, cẩu Cóc, cẩu Tối và cống 19. Khi các cầu cống trên
Quốc lộ lA bị địch đánh sập thì ngã ba Đồng Lộc trở thành yết háu giao thông quan
trọng nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn anh hùng. Đây là giao điểm của Tinh
lộ 2 đi qua ngã Ba Giang và Quốc lộ 15A đi Truông Bát lên Tần Ấp (Hương Khê) để
vào con đường Trường Sơn lịch sử. Vì thế, địch tập trung hoả lực hòng biến vùng này
thành vực thẳm, ngăn chặn sự chi việc của miền Bắc đối với miền Nam. Nơi này đã
được mệnh danh là “túi bom”, là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, trung bình
mỗi mét vuông đất nơi đây phải gánh chịu 3 quả bom tấn, chưa kể các loại bom bi,
bom phát quang hay rốc két, hoả tiển... Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến
tháng 10/1968, không quân Mỹ đã trút xuống đây trên 48.600 quả bom các loại.
Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta đã huy động tối đa mọi nguồn
lực bảo vệ Ngã ba Đổng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 16 ngàn người - chủ yếu
là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường. Chưa
kể đến hàng vạn thanh niên, dân quân và nhân dân các xã lận cận cũng tham gia san
lấp hố bom, mở đường cho xe ra tuyển tuyến. Các khẩu hiệu “Xe chưa qua, nhà không
tiếc”, “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” trở thành kim chỉ nam trong
mọi hành động của nhân dần, thanh niên Hà Tĩnh nói riêng và cả nước thời chống
Mỹ. Ngay cả khi cận kê' cái chết vẫn một lòng, một dạ vì “miền Nam ruột thịt”, “tất cả
hướng vể miền Nam thân yêu”! Chính tại Ngã ba Đổng Lộc, một huyền thoại về chủ
nghĩa yêu nước anh hùng đã được viết nên với sự hi sinh dũng cảm của 10 cô gái trẻ
thuộc Tiểu đội 4 Thanh niên xung phong (thuộc Đại đội 2, Tổng đội Thanh niên xung
phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh) gổm: Võ Thị Tần (tiểu đội trưởng), Hồ Thị Cúc (tiểu đội
phó), Võ Thị Hợi, Nguyễn Thị Xuân, Dương Thị Xuân, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh,
Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Trần Thị Hường. Trưa ngày 24/7/1968 như mọi ngày, 10
cô ra làm nhiệm vụ san lấp hố bom và sửa đường thông xe sau đợt ném bom của máy
bay địch. Lúc 17h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc và một quả bom
đã rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Khi đến nơi hầm trú ẩn
của 10 cô, mọi người chỉ thấy một hố bom sầu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc văng ra
nhưng không còn thấy một ai. Mọi người đểu bàng hoàng, nỗi tiếc thương các cô, lòng
căm thù giặc trào lên, tắc nghẹn. Tất cả tiểu đội nữ thanh niên xung phong đã hi sinh
khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình.
Mười cô gái hi sinh tại Ngã ba Đổng Lộc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu
Anh hùng. Cùng với “10 đoá hoa trinh liệt, bất tử”, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành
huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến giải phóng đất nước. Bên cạnh 10 nữ liệt sĩ của Tiểu đội 4 thanh niên
xung phong, tại Ngã ba Đồng lộc còn có cả ngàn người đã ngã xuống với ý chí “Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh” để giữ liến mạch máu giao thông giữa hai miền Nam - Bắc
và biết bao tấm gương tiêu biểu khác như “Người con gái sông La” - Anh hùng Lực
lượng Vũ trang Nhân dân La Thị Tám.
Ngày nay, Khu Di tích Lịch sử Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc có tổng
diện tích 107,15ha, thuộc địa phận 3 xã: Đồng Lộc, Mỹ Lộc và Xuân Lộc (huyện
Một 5ồ &i ticVl lịcVt sú' - VÂM VioÁ Việt N amì
c 277 >