Page 275 - Di Tích Lịch Sử
P. 275
Khu di tích Nguyễn Du ngày nay tọa lạc trên khuôn viên khu dinh thự xưa kia của
dòng họ Nguyễn. Đày không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật còn lại của Nguyễn Du
mà còn là một quần thể các di tích gắn liền với sự hình thành và phát triển của dòng họ
Nguyễn - Tiên Điền. Đất này theo thuyết phong thuỷ của người xưa là “địa linh nhân
kiệt”. Đến đây, ta sẽ có dịp biết thêm vê' cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du đổng
thời cũng là dịp hiểu thêm vê' dòng họ Nguyễn - Tiên Điển.
Từ thế kỉ X’VII cho đến giữa thế kỉ XIX, họ Nguyễn - Tiên Điển với nhiều người
đỗ đạt cao, tài năng xuất chúng như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Du,
Nguyễn Nễ, Nguyễn Hành... đã trở thành một vọng tộc hàng đầu ở đất Hổng Lam.
Riêng Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiểu và các sáng tác khác bằng chữ Nôm, chữ
Hán đã trở thành Đại thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hoá Thế giới. Quẩn thể khu lưu
niệm Nguyễn Du và họ Nguyễn - Tiên Điển qua nhiều lần tôn tạo đã trở thành một
điểm đến quan trọng của du khách trong và ngoài nước.
Đầy là khu di tích văn hoá nằm trong quẩn thể di tích dòng họ Nguyễn - Tiên
Điển. Quẩn thể di tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích: đền thờ Đại vương
Tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh;
2 ngôi nhà tư văn; khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng Nguyễn Du và nhà thờ
Nguyễn Du.
Bước qua cổng, gặp ngay một vườn cây xanh tốt với nhiêu gốc cổ thụ từng là nơi
buộc ngựa của dòng họ Nguyễn Tiên Điển khoảng 300 năm trước. Xuyên trong vườn
cây là những lối đi lát gạch sạch sẽ, ngăn nắp. Trước sân khu lưu niệm nổi bật bức
tượng Nguyễn Du khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông. Tượng bằng đồng, cao l,5m, bệ
tượng cao 2,5m, trông toát lên thẩn thái nho nhã, thanh thoát của đại thi hào.
Nhà thờ cụ Nguyễn Du bày trí đơn sơ, giản dị như cốt cách của đại thi hào. Một
bàn thờ bằng đá vôi cát, một chiếc bàn nhỏ để bút nghiên cùng một bức hoành đề chữ
“Hổng sơn thế phả” do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng
vào năm thứ 55 triểu Càn Long (1790) cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ: “Thanh
Hiên Nguyễn Tiên Sinh”.
Bên phải nhà thờ Nguyễn Du là Trung tâm "V^n hoá Nguyễn Du mới được xây
dựng vào năm 2004. Nơi này trưng bày trên 2.000 hiện vật, tư liệu vê’ Nguyễn Du và
dòng họ Nguyễn - Tiên Điển như: nghiên mực, chén uống trà, uống rượu, móc treo
mũ áo, chiếc đĩa Mai Hạt, kỉ vật của cụ Nguyễn Du trong chuyến đi sứ Trung Quốc...
Hơn 500 bản Truyện Kiểu được xuất bản qua các thời đại với nhiều thứ tiếng. Đặc biệt
có cuốn thư pháp độc bản Truyện Kiều nặng 75kg, bê’ ngang l,2m, bể dọc l,6m. Tương
truyền rằng khi sáng tác Kiểu, cụ Nguyễn Du từng ôm cột nhà xoay tròn khi cân nhắc
chữ nghĩa, đến nỗi các cây cột nhà mòn đi, bóng láng...
Nhà Tư Văn cũng là nơi thu hút nhiều sự chú ý của du khách. Theo các tài liệu
lịch sử, nhà Tư Văn có từ đời Vua Lê Thần Tống (1732 - 1735), trước đây gọi là Văn
Thánh thờ Khổng Tử. Sau năm 1735, thời Vua Lê Y Tông, Văn Thánh thuộc về dòng
họ Nguyễn - Tiên Điển. Tể tướng Nguyễn Nghiễm cho đưa Văn Thánh vê' khu vườn
của ông tổ họ Nguyễn. Tư Văn trở thành nơi bình thơ văn của “Phượng trì long
Một số &i ticli lỊcVi sừ - VẰM VioÁ Vỉệt Nam
c 280 >