Page 276 - Di Tích Lịch Sử
P. 276

bảng”,  từ  tú tài trở lên.  Truyền thống  đỗ  đạt của dòng họ  Nguyễn  -   Tiên  Điển đã
     được dân gian ca ngợi:
                                “Bao giờ ngàn Hống hết câỵ
                           Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.
         Nguyễn Du tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765 -  1820)
     tại phường Bích Câu, Thành Thăng Long. Lúc bấy giờ, thân phụ của Nguyễn Du là Tể
     tướng Nguyễn Nghiễm dưới thời Lê. Nguyễn Du rất khôi ngô, sớm bộc lộ tư chất văn
     chương thiên phú. Nhưng cuộc đời ông lại lắm thăng trầm, lúc làm quan to trong triều
     Nguyễn, lúc lui vê' quê nhà với những day dứt vê' thế cuộc và gia cảnh... Nguyễn Du
     mất năm  1820 do bị bệnh dịch, khi chưa kịp làm chánh sứ đi Trung Quốc theo chiếu
     của Vua Minh Mạng, để lại cho hậu thế nhiếu tác phẩm văn chương có giá trị như:
     Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm... trong đó nổi bật nhất là tập Đoạn trường tân
     thanh còn gọi là Truyện Kiều...
         Theo gia phả của họ Nguyễn -  Tiên Điển, Tiên Điển vốn là vùng bãi bổi của sông
     Cả (sông Lam hiện nay), đầy ao chuôm, cỏ mục um tùm, dân cư thưa thớt. Vùng này
     đã được khai phá, xây dựng nhờ công lao của dòng họ Nguyễn -  gốc tích từ Hà Tầy
     -  bắt đẩu di cư vào Tiên Điển vào khoảng cuối thế kỉ XVI. Dòng họ này đã xuất hiện
     nhiều nhân tài như; Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản làm đến chức Tể tướng. Hai ông
     này cũng rất giỏi văn chương,  cùng với Nguyễn Thiện, Nguyễn  Hành và đặc biệt là
     Nguyễn Du...
         Mộ của cụ Nguyễn Du được táng ở Đồng Cùng, cách khu lưu niệm khoảng Ikm.
     Cụ Nguyễn Du mất năm 1820 tại Phú Xuân (Huế). 4 năm sau, con trai Nguyễn Ngũ đã
     đưa hài cốt cha về an táng xứ Đổng Mái, sau dời về Đổng Thánh rổi cuối cùng ở Đồng
     Cùng như hiện nay.  Sau nhiều lần tôn tạo, mộ Nguyễn Du được xây bằng gạch gồm
     bàn thờ, phẩn mộ và vườn cây xung quanh. Bàn thờ có bia tường hình cuốn sách và lư
     hương. Bia đá đề dòng chữ: “Đại thi hào dân tộc -  Nguyễn Du”...
         Đến Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du, có dịp được tìm hiểu thêm vể giá trị văn hoá
     lịch sử, tính nhân văn của quần thể di tích Nguyễn Tiên Điển. Đặc biệt, nếu đến đầy
     vào những ngày đẩu xuân, sẽ được thưởng thức những đêm thơ Nguyễn Du tại nhà
     Tư văn trong Khu lưu niệm Nguyễn Du.
         Để đưa Khu lưu niệm xứng tấm với Danh nhân Văn hoá Thế giới, ngày 14/6/2002,
     Uỷ ban Nhân  dân tỉnh  Hà Tĩnh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quyết định
     thành lập Ban Quản lí Di tích Nguyễn Du để gìn giữ, bảo tổn, phát huy các di sản văn
     hoá liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Hằng năm, tại khu lưu niệm Nguyễn
      Du đã diễn ra nhiểu sinh hoạt văn hoá, bình thơ, hát Kiểu, hát ca trù và ngày thơ Việt
     Nam. Những ngày lễ hội văn hoá đó là điểm hội tụ, gặp gỡ các nhà thơ lớn, các chính
     khách trong nước và nước ngoài, cùng đông đảo nhân dần kính trọng Nguyễn Du và
     yêu mến Truyện Kiều. Bên cạnh công tác gìn giữ, bảo tổn, phát huy giá trị văn hoá liên
      quan đến cuộc đời sự nghiệp của Đại thi hào, Ban Quản lí Khu di tích Nguyễn Du hiện
      nay còn trở thành một trung tâm nghiên cứu, quản lí hàng nghìn tư liệu, đầu sách quý
      hiếm, tạo mọi điểu kiện để mọi người đến nghiên cứu và học tập.


                             Một tồ M  ticVi lỊcVi 5vf -  VẲM VioẢ V ỉ ệ t  N a w
                                        c   281  >
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281