Page 262 - Di Tích Lịch Sử
P. 262

hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến
     trúc liên  quan.  Đây là  một tổng thể kiến  trúc  rộng lớn, là nơi thờ tự  các vua Trẩn.
     Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian như:
     không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cầy xanh, là một công
     trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc -  kiến trúc đình
     làng. Riêng toà hậu cung đền Trần là một phẩn trong tổng thể kiến trúc có kết cấu chữ
     đinh, gồm hai toà, tám gian, trên diện tích 359m^.
         Chính cung thờ linh vị Trần Kinh (Truy tôn Mục tổ Hoàng đế), linh vị Trần Hấp
     (Truy tôn Linh tổ Hoàng đế), linh vị Nguyên tổ Trần Lý (Truy tôn Nguyên tổ Hoàng
     đế) cùng Thánh Tượng Thái tổ Trần Thừa (Truy tôn Thái tổ Hoàng đế). Tại tòa Đệ Nhị,
     chính  giữa là ban thờ Thánh tượng vua Trần Thái Tông (Miếu hiệu  của Trẩn  Cảnh
     1218  -   1277).  Ông là đời vua  đầu tiên của triểu Trẩn, năm Mậu Tý (1258)  nhường
     ngôi cho con và làm Thái Thượng hoàng. Đến năm  1277, ngày 1/4, ông băng hà, thọ
     60 tuổi và được mộ táng ở Chiêu Lăng -  Thái Đường.
         Bên trái thờ Thánh tượng vua Trần Thánh Tông (Miếu hiệu của vua Trần Hoảng
     1240  -   1296).  Ông là đời vua thứ hai triều Trần, là con trưởng vua Thái Tông.  Năm
     1258, ông được vua cha nhường ngôi và làm vua 21 năm. Năm Giáp Thân (1284), ông
     nhường ngôi cho Nhân Tông, làm Thượng hoàng, băng hà  vào ngày 25 tháng 5 năm
     Canh Dẩn (1290), thọ 51 tuổi; mộ táng ở Dụ lăng -  Thái Đường.
         Bên phải thờ Thánh tượng vua Trẩn Nhân Tông (Miếu hiệu của Trấn Khâm 1258
     -  1308). Ông là đời vua thứ ba của triều Trẩn. Năm 1293 (Kỉ Tỵ), ông nhường ngôi cho
     con là Anh Tông, làm Thượng Hoàng và xuất gia. Ngày 3/11  âm lịch năm Mậu Thân
     (1308), ông băng hà ở Am Ngọa Vân, Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh), thọ 51 tuổi.
     Thi hài ông được hỏa táng theo phép nhà Phật. Xá lị của ông được gửi gắm ở 3 nơi -  3
     đỉnh tam giác có vị trí cơ yếu về chính trị, quân sự dưới  triều đại nhà Trần. Đó là Thái
     Đường (Long Hưng), Tức Mặc (Nam Định) và Yên Tử (Quảng Ninh). Đại  Việt sử kí
     toàn thư đã chép khá chi tiết vể sự kiện này như sau: “Mùa thu, tháng 9, ngày 16, rước
     linh cữu Thượng hoàng vẽ chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lị thì cất ở bảo
     tháp Ngoạ Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo ứng Thế
     Hoá Dân Long Từ Hiển Hiện Thánh Văn Thẩn Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
     Đem Khâm Từ Bảo Thành Thái Hoàng Hậu hợp táng ở đấy”.
         Hành cung Long Hưng và lăng tẩm các vua Trân cùng Hoàng tộc đã bị giặc Mông
     -  Nguyên tàn phá. Có lẽ, từ đó vể sau, để bảo toàn phấn mộ, để phòng chiến tranh tiếp
     diễn nên hẩu hết lăng tẩm các vua Trần từ  Trẩn Anh Tông được đưa vê' đặt tại Đông
     Triều. Vùng đất Thái Đường, nơi đặt tôn miếu nhà Trần dẩn trở nên hoang phế. Ngôi
     đền này vê sau cũng đã bị phá huỷ khi thực dân Pháp đổ bộ lên đất Thái Bình vào giữa
     thế kỉ XIX. Nhân dân trong làng còn giữ được một số đồ thờ tự, trong đó có bài vị với
     dòng chữ: Thái Tông Hoàng Đế vị. Sau năm  1954, dấu tích của khu mộ táng các vua,
     hoàng hậu cùng Hoàng tộc nhà Trân còn dễ dàng nhận được. Nhưng từ sau năm 1954
     trở lại đầy, phẩn nhiểu những ngôi mộ phía sau hành cung nằm xen kẽ trong khu dân
     cư đã bị hư hao dần. Tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, nơi đặt hành


                                fố w UcVi lỊcli   - VẰM HoẮ   NAm
                                       C   265  )
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267