Page 259 - Di Tích Lịch Sử
P. 259
xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chổng diêm cổ các”. Điểu đặc biệt
là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đểu được làm bằng đá với mười sáu cột đá
lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đểu được chạm khắc rất công phu
và kĩ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân. Tòa cuối của đến
là hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của bà Bát
Nàn. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đê' bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán.
Gian giữa hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị
Thục, xung quanh thờ các tướng sĩ và quân lính của bà. Gian bên trái thờ thân phụ, gian
bên phải thờ thân mẫu của bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà
nghiên cứu vể chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trẩn và
Hậu Lê. Ngoài ra, đển còn lưu giữ được nhiểu đồ tế khí có giá trị thẩm mĩ niên đại từ
thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thân từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia
đá, minh chuông.
Hàng năm cứ vào dịp trung tuần tháng 3 âm lịch, UBND huyện Hưng Hà, UBND
xã Đoan Hùng và nhân dân địa phương lại mở lễ hội đển Tiên La để tưởng nhớ công
ơn bà. Lễ hội được tổ chức rất cẩn thận và chu đáo với nhiều nghi lễ và trò diễn đặc sắc
mang đậm tính chất dân gian. Phần lễ gổm có: lễ Rước nước diễn ra vào ngày mùng 10
tháng 3 là nghi lễ truyển thống không thể thiếu của lễ hội với ý nghĩa để tưởng nhớ lại
trận chiến giữa nghĩa quần của Mẫu Bát Nàn với quân giặc ở ngã ba Nông. Lễ Kị nhật
diễn ra vào hai ngày chính hội là nghi lễ cầu siêu cho bà với ý nghĩa cúng tế cho linh
hồn của Mẫu và song thân của Mẫu được siêu thoát. Lễ Kì an là nghi lễ cuối cùng của
lễ hội, được diễn ra vào ngày 20/3, lễ này còn được gọi là Lễ Tạ khóa - Lễ mặn. Lễ Kì an
là nghi lễ tạ ơn, cầu an lành tài lộc trong cả năm. Phần hội có các trò diễn như trò bơi
trải và diễn trận, trò cờ người, vật, võ, chọi gà... được tổ chức đan xen với các nghi lễ.
Với ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc, đển Mẫu Tiên La luôn thu hút được lượng
khách thập phương đến tham quan, cúng lễ rất lớn. Đó chính là một hình thức du lịch
thiên vể văn hoá, tìm hiểu cội nguồn dân tộc và có tác dụng giáo dục rất tốt đối với
thế hệ trẻ, đặc biệt là với học sinh. Bên cạnh đó, du khách cũng sẽ được tham quan
một số địa điểm du lịch khác của Hưng Hà, Thái Bình hoặc rộng hơn là Hưng Yên và
Nam Định.
Một tồ N ticVi lịcíi sử - VẲM tioÁ Vỉệt
c 262 >