Page 255 - Di Tích Lịch Sử
P. 255

115km vê' phía đông nam, chùa Keo có khá nhiểu điểm thuận lợi vê' mặt giao thông.
            Từ thành phố Nam Định, đi dọc Quốc lộ  10, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông
            Hồng, đi khoảng lOkm là đến chùa. Nằm ở chần đê sông Hồng, giữa vùng đồng bằng
            không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa
            biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lĩnh bồi đắp.
            Chùa đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm  1989 theo Quyết định
            SỐ1851VH/QĐ
                Cũng  giống  như  chùa  Keo  Hành  Thiện  Xuân  Trường,  chùa  Keo  Thái  Bình  có
            nguổn gốc từ thế kỉ XI, do Thiển sư Dương Không Lộ xây dựng ở vùng Giao Thủy với
            tên gọi ban đẩu là Nghiêm Quang tự. Theo thời gian, nước sông Hổng xói mòn dấn
            nền chùa và đến năm  1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa.
            Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông
            bắc tả ngạn sông Hồng, vê' sau dựng nên chùa Keo -  Thái Bình.
                Văn bia và địa bạ chùa  Keo  còn ghi lại  diện tích toàn  khu kiến trúc  chùa rộng
            khoảng 58.000m^, gồm nhiểu ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau.
            Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại  17 công trình, gồm  128 gian xảy dựng theo
            kiểu “Nội công ngoại quốc”.
                Từ cột cờ cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sần lát đá, du khách sẽ đến tam quan
            ngoại, hổ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa mang phong cách thời Lê cao 2m, rộng
            2,6m, chạm một ổ rồng với rông mẹ và rổng con, chẩu mặt nguyệt. Gác chuông chùa Keo
            là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, được dựng trên một nến gạch xây vuông
            vắn, cao 1 l,04m gồm 3 tẩng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung
            gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với
             12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tẩng một treo khánh đá l,2m và
            chuông đổng cao  l,3m, đường kính  Im đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tẩng trên
            treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc vào năm  1796.
                Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, ở hai bên là 24 gian hành lang là khách hành hương
            sắm lễ vào chùa lễ Phật. Phẩn chính của ngôi chùa là nơi thờ Phật gổm ba ngôi nhà nối
            vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi
            nhà trong là Phật điện. Toàn bộ khu thờ Phật của chùa Keo có gần 100 pho tượng.
                Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đổ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng
            của Thiển sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng
            lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm
             nghể  đánh  cá và giữ  làm  chén  uống  nước  trong những  năm  tháng tu  hành.  Tương
             truyển rằng, từ khi đắc đạo, Thiển sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên
             mặt nước và thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết còn kể rằng trước khi viên tịch,
             Ngài  hoá thành  khúc gỗ  trầm  hương,  lấy áo  đắp  lên và  khúc  gỗ  biến  thành tượng.
             Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung của chùa. Trải qua gần 400 năm tu
             bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông
            với bộ mái kết cấu gần  100 đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc 'Việt Nam.
             Bộ cánh cửa chạm rông là bộ  cửa độc đáo của cả nước.  Ngoài ra,  chùa còn bảo lưu


                                    Một *ố   tícli ÍỊcVi   -  VẲM VioÁ Vỉệt NAtri
                                               (   258  )
   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260