Page 189 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 189
khảo sát thực tế khiến những người làm công tác nghiên cứu
cần có câu giải đáp mối quan hệ của tộc Trần giữa Tức Mặc và
phố Hàng Tiện.
Theo lệ xưa trước khi khai ấn, kiệu thần ở các nơi cũng như
kiệu “ngọc lộ” đã được tề tựu tại Trần Miếu.
Diễn biến đêm khai ấn được thực hiện như sau: Thường
ngày ấn để ỏ cung cấm đền Cố Trạch. Đêm ngày 14 ban tổ
chức chuẩn bị mực dấu, lụa vàng, giấy vàng dọc theo khổ
khoảng 20x 40cm, trước giờ Tý tế chủ phải làm lễ ở đền Cố
Trạch xin rước ấn ra kiệu. Đúng giờ Tý đoàn rước có nhạc cổ
nghi trượng cùng đoàn người mặc áo tế rước từ Cố Trạch sang
Thiên Trường, đặt ấn tại ban công đổng rồi tiếp tục xin khai
ấn.
Trước giờ phút linh thiêng của buổi khai ấn, chủ tế ngồi
nghiêm trang ở chiếu giữa bổi tế dâng ấn cùng tập lụa, giấy đặt
phía trước một cách trịnh trọng. Chiêng chống nổi lên và tế
chủ lần lượt đóng ấn trên giấy, hoặc trên lụa vải. Mọi người
vây quanh chờ đợi được nhận tờ điệp có dấu ấn của miếu nhà
Trần. Bên cạnh dấu son ban tổ chức còn phải đề năm, tháng,
ngày trong tờ điệp nhưng viết sao đủ số chữ để khi tính phải có
chữ sinh (theo kiểu tính sinh, lão, bệnh, tử). Những người đến
dự lễ khai ấn nhận được lá ấn đem về dán ở đền phủ từ đường
hoặc tại gia, cầu mong đại tài, đại lộc mọi sự như ý.
Mặc dù phải túc trực thâu đêm làm lễ khai ấn, nhưng sáng
ngày 15 tháng giêng vẫn tổ chức rước nước trước khi đi, chủ tế
vào lễ xin rút 1 nén nhang ở bát hương thờ thuỷ tổ và 14 nén
nhang ở 14 lô nhang thờ Hoàng đế, rồi cắm vào bát nhang
178