Page 186 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 186
kính cẩn. Trước một ngày ba thôn Tráng Kiện, Động Kính,
Thượng Bái hợp đồng với ấp thờ là ba xã: Lộc Quý, Hạ Lộc,
Hậu Bổi xin rước long giá đến chùa Phổ Minh bái yết. Ngày
ấy còn kính rước bát nhang tiên đế Trần triều nhân miếu Giác
hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, từ chùa tới miếu nhà Trần làm lễ
lófn xong ngày hôm sau lại rước về chùa làm lễ yên vị đính tạ
ơn to. Đến nay thì ba năm một lần tuân theo điển lệ quốc gia là
rất long trọng. Trên quãng đường dài ước 10 dặm, có một ngôi
cầu bắc qua trên con cừ tại xứ Đại Hán Khố Nhi chỗ hai dòng
nước giao nhau, nơi dòng nước này cốt để lưu thông phòng khi
hạn úng và thuyền bè đi lại tiện lợi của nhà nông...
2. Sách Nam Định dư địa chí của Nguyễn ô n Ngọc viết
năm 1893 mục phong tục có viết: Đền thờ vua Trần ở xã Tức
Mặc, hằng năm đến ngày rằm tháng giêng có hội vật, xã Đệ
Nhị hằng năm đến ngày rằm tháng tám, xã Phụ Long ngày 18
tháng 7 đều có hội đua thuyền:
Tục ngữ nói rằng:
“Ba năm chúa mở khoa thi
Đệ Nhất thì xướng, Đệ Nhì thì bơi
Đệ Tứ thì đánh cờ người
Phương Bông tứ xứ mồng mười tháng ba
3. Sách Nam Định địa dư chí lược của Tiến sĩ Khiếu Năng
Tĩnh viết đầu thế kỷ XX gồm 2 tập thượng và hạ. Tập hạ viết về
phong tục ở Tức Mặc như sau:
Tức Mặc có lệ 15 tháng giêng đấu vật ỏ miếu Trần, Thựơng
Lỗi có lệ thi xôi ngày 5 tháng giêng. E)ền Tức Mặc có lệ tế nam
quan vào ngày 5 tháng giêng, tế nữ quan vào ngày 6 tháng giêng
175