Page 191 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 191

giữa sân, hướng về phía đồng bày lễ chay, dưới đặt lễ tam sinh,
      lễ  cả con  lợn  sống,  sau  đó  hạ lễ  xuống thì  trời  sáng,  đem  số
      thịt ấy chia cho cả họ và biếu  quan  sở tại  (mỗi  lễ biếu đều  1
      cân thịt và một cân xôi). Trưaló,  cả họ hội ở giữa sân đền, cứ
      theo thứ vị mỗi ông trưỏmg chi vào lễ một tuần rồi  ngồi  uống
      rượu ăn xôi thịt.  Đêm  16 tế tạ, quy định phải tế xong trước giờ
      Hợi.           '

          Vào tháng 8 tại đền Cố Trạch tổ chức lễ hội trong ba ngày:
       19, 20, 21. Theo lệ cũ, hằng năm vào ngày  19 tháng 8 thì một
      số noi  thờ đức Thánh  Trần Hưng  Đạo  như các  làng:  Hữu  Bị,
      Đệ Nhất  nay  thuộc  xã Mỹ Trung,  đền Nam  Mỹ  ở thành  phố
      Nam Định phải  rước kiệu có  bát hương hay  bài  vị về  đền  Cố
      Trạch trước để tham dự lễ hội, Sáng ngày 20 tháng 8, các làng
      Hậu Bồi, Phương Bông thờ Thượng Tướng Thái sư Trần Quang
      Khải,  làng Đệ Tứ thờ Chiêu minh vương Trần Nhật  Duật tiếp
      tục rước kiệu về đền và đựơc làm lễ trước vì đây là các con của
      Hoàng đế nhà Trần.  Các đoàn  tế nam quan và nữ quan ở các
      nơi về lần lượt vào tế.  Lễ hội đền Cố Trạch hằng ngày còn có
      đánh  đu,  đấu  vật,  cờ  thẻ...  Ban  đêm  các  gánh  chèo  về  diễn
      phục vụ bà con, làm cho không khí lễ hội  thêm rộn ràng  náo
       nhiệt.

          Đại  lễ mùa  xuân  và  hội  truyền  thống  Trần  Hưng  Đạo
       hiện nay.
          Theo các bậc cao niên ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường
       xưa, nay thuộc phường Lộc Vượng thành phố Nam Định.

          Ngay  từ  khi  ngôi  nhà  thờ  đại  tôn  họ  Trần  được  chuyển
       thành ngôi đền thờ các vua Trần của làng Tức Mặc thì lẽ khai
       ấn được tổ chức thường xuyên hàng năm để kỷ niệm một thời


       180
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196