Page 192 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 192

vàng  son  của  đơn  vị  hành  chính  phủ  Thiên  Trường  xưa.  Lễ
  khai  ấn  thường  do quan đầu  tỉnh  về  chủ trì sau  này  tỉnh  giao
  cho  huyện  sở tại  và  những  năm  trước  cách  mạng  tháng  Tám
  giao  cho  Chánh  tổng  hoặc  lý  trưởng  điều  hành.  Hiện  nay  lễ
  khai  ấn do những người  cao tuổi  của địa phương  đứng ra chủ ■
  trì.

      Ban  đầu  lễ  khai  ấn  được  tổ  chức  trọng  thể  tại  đền  Thiên
  Trường. Từ năm Tự Đức thứ 6 (1853) đền Cố Trạch được xây
  dựng ngay bên cạnh đền thờ  14 vua Trần thì các quả ấn được
   để  ngay  trong  chính  cung  đền  này.  Từ  đó  hằng  năm  địa
   phương tổ chức rước quả ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên
  Trưòfng mới làm lễ khai ấn.

      Chuẩn bị cho đêm khai ấn, ngay từ buổi tối ngày  14 tháng
   giêng, các lão ông, lão bà và dân làng Tức Mặc đã tề tựu trước
   đền, trước là lễ thánh, sau tham dự buổi lễ trọng thể bắt đầu từ
   giờ Hợi  (11  giờ đêm)  người  chủ  trì  buổi  lễ  khăn áo  chỉnh  tề
   vào  chính  cung  làm  lễ  xin  rước  hòm  ấn  sang  đền  Thiên
   Trường. Trong  hòm có hai con dấu:  con dấu nhỏ trên mặt có
   hai chữ “Trần miếu” bằng chữ triện, con dấu lớn có chữ “Trần
   miếu tự điển” (lệ thờ tự tại đền Trần) khắc theo kiểu chữ chân.
   Cả hai con dấu đều bằng gỗ. Trước đây còn một con dấu bằng
   đồng  khắc  bốn  chữ triện  “Trần  triều  chi  bảo”  (dấu  quốc  bảo
   của triều Trần) con dấu này mới dùng làm lễ khai ấn nhưng do
   thời gian, chiến tranh con dấu này đã bị thất lạc.

      Đoàn rước hòm ấn được tổ chức rất trọng thể và đông vui.

   Đi đầu có cờ thần rồi đến phù giá bao gồm bát biểu, chấp kích,
   kiệu  rước  hòm  ấn,  các  mâm  hoa  quả,  đoàn  bát  âm,  đoàn  tế


                                                                 181
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197