Page 193 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 193
cùng với dân làng và khách thập phương. Đoàn đi theo nhịp
trống chiêng, vòng qua hồ dưới ánh sáng lung linh của đèn
nến, sao trcd và hệ thống đèn cao áp
Khi đoàn tế tiến vào trong đền Thiên Trường, tất cả tỏa ra
hai bên cho đội tế tiến lên trước. Đội tế sắp xếp hàng ngũ và
bắt đầu làm lễ tế xong, ông chủ tế thay mặt dòng họ Trần dâng
một lá sớ lên các vua Trần. Khi các vị quan trên làm lễ khai
ấn thì còn có một lá sớ nữa của chính quyền đương chức dâng
lên.
Các thủ tục tế, tấu sớ xong, người chủ cuộc tế dùng con
dấu đóng lên tờ giấy đầu tiên, sau đó để các vị trong ban hành
lễ đóng tiếp con dấu có chữ “Trần miếu tự điển” cho mọi
ngưòd đưa về nhà dán lấy may và trừ tà dấu son đỏ đóng lên
các tờ giấy vàng, Trước đây số dấu đóng phát ra không nhiều
vì chủ yếu chỉ phục vụ cho dân làng Tức Mặc đến lễ và xin về.
Hiện nay nhà đền còn dùng vải vàng thay cho giấy đóng
dấu son lên dùng được bền và trang trọng, việc chuẩn bị ấn để
phục vụ cho du khách nhà đền phải chuẩn bị trước hàng tháng.
Kết thúc buổi lễ khai ấn các cụ già bao giờ cũng tổ chức tế tạ
và mọi ngưòd ra về với không khí hồ hỏi vui vẻ.
Trong những năm gần đây lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần
đã trở thành một đêm hội rất đông vui. Nó không còn bó hẹp
trong phạm ’ ’i làng Tức Mặc và nhân dân thành phố Nam Định
mà du khách ở mọi miền đất nước đổ về đây xin “lộc ấn” rất
đông. Nhiều du khách muốn đến với lễ khai ấn đầu năm để tìm
hiểu nét đẹp văn hoá truyền thống, có người coi đây như một
dịp du xuân độc đáo và mọi ngưòi đến khu di tích đền
182