Page 323 - Dạy Học Vật Lý
P. 323
Hairich Lenxơ (1804-1865)
Mikhailôpxcaia (Mikhailovskaya), nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Năm 1840,
Lenxơ được cử giữ chức chủ nhiệm khoa Toán học và Vật lí học của đại học
Xanh Pêtecbua. ông giữ chức vụ đó đến năm 1863, nghĩa là trong suốt 23 năm
liên tục. Từ 1863 đến cuối đời, Lenxơ được cử giữ chức hiệu trưởng nhà trường.
Học sinh lớp 9 biết đến Lenxơ qua định luật về hiệu ứng nhiệt của dòng
điện. Định luật này gọi là định luật Giun-Lenxơ, định luật mang tên hai nhà khoa
học là Giun và Lenxơ. về Giun, ta đã biết thân thế và sự nghiệp của ông qua bài
VIII.6. Trong bài đó, ta đã nói Giun khám phá ra định luật về hiệu ứng nhiệt của
dòng điện vào năm 1840. Nhưng qua nhiều trắc trở, mãi đến năm 1847 định luật
này mới được các nhà khoa học và hội Khoa học Hoàng gia Luân Đôn thừa nhận.
Lenxơ cũng nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của dòng điện hầu như cùng thời
với Giun. Nhưng đến năm 1842, Lenxơ mới khám phá ra định luật tưong tự như
khám phá của Giun. Tuy khám phá của Lenxơ đi đến kết quả muộn hơn Giun một
chút nhưng có nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng khám phá của Lenxơ độc lập đối
với Giun. Vì lí do đó nên người ta cho rằng cả hai người đều xứng đáng được tôn
vinh. Thành ra định luật đồng thời mang tên cả hai người.
Ngoài định luật Giun-Lenxơ, Lenxơ còn một đóng góp quan trọng khác về
hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong lĩnh vực đó ông khám phá ra một định luật
mang tên ông. ở cấp trung học cơ sở, chúng ta
không học hiện tượng cảm ứng điện từ do đó
không học định luật này. Tuy nhiên, khi lên
trung học phổ thông các bạn sẽ học định luật
này. Vì vậy cũng nên nhắc đến một cách sơ
lược đóng góp của Lenxơ trong lĩnh vực đó để
Một công viên ở DDooopat, thành
các bạn có ý niệm đầy đủ hơn về ông.
phố quê hương của Lenxơ
Người ta vần nói hiện tượng cảm ứng
323