Page 212 - Dạy Học Vật Lý
P. 212

SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai

         không mà ông sáng chế ra thì những thí nghiệm đó mới chứng minh một cách trực

         tiếp; do đó mới thực sự thuyết phục được mọi người.
                Trong những thí  nghiệm  đó  phải  kế đến  thí  nghiệm  mà Ghêrich  đã tiến

         hành năm 1654 trước triều đình vua Phrêđêric Ghiôm đệ nhất (Prédéric Guillaume

         I) công quốc Branđơbuôc (Brandebourg).  Trong thí nghiệm đó ông dùng hai bán
         cầu bằng đồng, đường kính mỗi bán cầu bằng 51  cm, được ghép sát và rất kín với
         nhau (thành một quả cầu). Sau đó dùng born chân không hút hết không khí trong

         quả cầu đó ra rồi đóng van bơm lại.

                Ghêrich dùng hai đàn ngựa, mỗi
         đàn  được  nối  vào  một bán  cầu  và  cho
         hai đàn ngựa đó kéo ngược chiều nhau

         để  tách hai  bán  cầu đó  ra.  Như trên đã

         nói,  đường  kính  mỗi  bán  cầu  bằng  51
                                                           Hai hán cầu Macđơbuôc
         cm,  nghĩa  là  kích  thước  quả  cầu  được
         tạo thành chỉ vào cỡ quả bóng bay đồ chơi trẻ con loại nhỡ. Mặc dù vậy, Ghê rích

         đã dùng đến  16 con ngựa (mỗi đàn  gồm tám con), mà chúng vẫn không thể kéo

         tách  rời được  hai  bán cầu đó.  Nhưng sau  khi  mở van đề  không  khí  lọt vào bên
         trong quả cầu thi có thể dùng hai tay không cũng kéo tách rời hai bán cầu đó rất
         dễ dàng, về sau người ta gọi hai bán cầu đó là hai bán cầu Macđơbuôc.

                Thí nghiệm này chứng minh được hai điều:  thứ nhất là bên trong quả cầu

         sau khi hút không khí và trước khi mở van bơm  là khoảng không gian không có
         không khí, nói cách khác đó là chân không; thứ hai là khí quyển có áp suất. Đây
         chính là thí nghiệm có sức thuyết phục rất cao.

                Sau  đó,  năm  1663,  Ghêrich  lặp  lại  thí  nghiệm  này  trước  Hoàng  đế

         Phecđinăng III  (Perdinand  III) tại  Beclin với  số  ngựa được  tăng lên đến 24 con,
         nhưng vẫn không thể kéo tách rời được hai bán cầu.





         212
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217