Page 207 - Dạy Học Vật Lý
P. 207
Êvangiêlixta Torixenli (1608-1647)
Sau khi Galilê mất, đại công tước Phecđinăng II (Perdinand II) mời
Torixenli ở lại Phlorenxơ để kế tục các công việc của Galilê còn dang dở. Do đó,
Torixenli trở thành nhà toán học, thầy dạy đại công tước, và giáo sư toán học
trường đại học Phlorenxơ, thế vào ghế giáo sư của Galilê. Điều này làm cho
Torixenli không còn phải lo lắng đến vấn đề vật chất hàng ngày.
Torixenli nghiên cứu tỉ mỉ và khắc phục những nhược điểm của chiếc kính
thiên văn thời đó, do đó đã chế tạo thành công chiếc kính thiên văn có chất lượng
tốt hon; có thể nói đó là chiếc kính thiên văn tốt nhất thời bấy giờ. Ngoài ra,
Torixenli còn được bầu vào học viện Cruxca (Crusca), mục đích chính của học
viện này là sàng lọc, tuyển chọn làm cho ngôn ngữ Italia ngày càng trong sáng.
Công việc này giống như công việc tìm cách lọai bỏ tạp vật ra khỏi lúa mì.
Torixenli hiểu rằng đó không phải là công việc của nhà toán học nhưng chưa thể
khước từ ngay lúc đó, ông định sau sẽ tìm cách từ chối một cách khéo léo.
Thành tựu đáng kể nhất của Torixenli trong thời gian ở Phlorenxơ phải kể
đến việc sáng chế ra chiếc phong vũ biểu. Như đã nói
trong bài VIII.2, từ lâu người ta đã nhận thấy nếu mặt
nước trong giếng mỏ than quá sâu thì không thể dùng
bơm hút để hút nước lên mặt đất được. Cụ thể là khi
mặt nước trong các giếng mỏ than Acnô (Amo) ở
Phlorenxơ, cách mặt đất lớn hơn 32 bộ (=; 10,3 m) thì
những người thợ nước ở đó không thể dùng bơm hút
nước lên được.
Một số người mang vấn đề này đến hỏi Galilê,
Phong vũ biểu thủy ngân
nhưng một mặt Galilê còn đang để ý đến những lĩnh Torừenli
vực khác và mặt khác khi ấy ông đã cảm thấy ông có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy
ông không quan tâm đến hiện tượng này.
207