Page 178 - Dạy Học Vật Lý
P. 178

SPBook - vưofn tầm tri thức, chắp cánh tưomg lai

          khác loại nhau tiếp xúc với đùi ếch, ông gọi đó là điện kim loại.  Để kiểm chứng

          giả thiết đó, ông đặt một tấm đồng và một tấm kẽm sát nhau và dùng dụng cụ đo
          điện mà ông đã sáng chế ra từ trước thì ông phát hiện ra rằng hai tấm kim loại đó

          đã sinh ra điện. Áp dụng vào trường họp thí nghiệm Galvani, ông cho rằng hai vật
          kim  loại khác loại  nhau và chất lỏng chứa trong  cơ thể con ếch là nguyên nhân

          sinh ra điện.

                 Khi ấy nảy sinh cuộc tranh luận giữa hai phái.  Phái  Bôlônhơ, do Galvani
          đứng đầu, bảo vệ quan điểm cho rằng đùi ếch co giật là do điện động vật có sẵn

          trong cơ thể con ếch gây ra. Phái Pavi, do Vônta đứng đầu, bảo vệ quan điểm cho
          rằng đùi  ếch co  giật là do  điện  sinh ra từ bên ngoài  cơ thể con  ếch  gây  ra.  Có

          những  lúc  cuộc  tranh  luận  đã  lôi  cuốn  sự  quan  tâm  của  cả  các  nhà  khoa  học

          châu Âu. Cuộc tranh luận giữa hai phái trong nội bộ Italia này kéo dài trong nhiều
          năm và chỉ kết thúc do một sự kiện đặc biệt.

                 Hồi ấy bầu không khí chính trị của  Italia thay đổi đến chóng mặt.  Miền
          bắc Italia từ lâu đã phụ thuộc  vào Áo.  Năm  1796, đội quân của Napôlêông tràn

          đến,  Áo phải  rút lui;  đội  quân  này  tàn  phá  Italia,  trong đó  có  việc  tàn  phá  các
          phòng thí nghiệm. Năm  1799 Áo lại  quay

          trở  lại;  các  trường  đại  học  bị  đóng  cửa.

          Ngay  năm  sau,  Napôlêông  lại  trở  lại  và
          cho mở cửa trường đại học. Chưa đầy bốn

          năm  trời  đã  ba  lần  thay  đổi  người  cầm
          quyền.

                 Trong  tình  hình  rối  ren  đó,  giới

          khoa  học  vùng  Lôngbacđi  chia  làm  hai
                                                       Vônta trình bày trước Napôlêông về chiếc
          nhóm.  Một  nhóm  gồm  những  người  thề                  pin điện

          không đội trời chung với người Pháp thì khi quân Pháp đến, họ ra đi. Nhóm thứ


          178
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183