Page 179 - Dạy Học Vật Lý
P. 179

Aletxanđrô Vônta (1745-1827)


     hai  gồm  những  người  đã  quá  ngán  ngẩm  với  thời  tiết  chính  trị  lên  xuống  thất
     thường,  khi  quân  Pháp  đến  họ  chưa  vội  ra  đi  mà  còn  nghe  ngóng  tình  hình.

     Galvani  thuộc  nhóm  thứ nhất,  Vônta  trong  nhóm  thứ  hai.  Galvani  đã  rời  khỏi
     nhiệm  sở của mình ngay từ khi  quân  Pháp đến  lần  đầu,  năm  1796.  Galvani rời

     khỏi nhiệm sở với hai bàn tay trắng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày 04

     tháng  12 năm  1798, Galvani qua đời tại Bôlônhơ, trong ngôi nhà của người anh,
     ông bỏ lại trên đời tất cả danh vọng và sự nghiệp. Vài tháng sau khi chết, người ta

     tmy tặng ông danh hiêu giáo  sư danh dự.  Bạn bè ông chỉ biết nói:  thật mỉa mai

     (với ý phàn nàn về sự đối xử bạc bẽo với ông).  Sau khi Galvani chết, cuộc tranh
     luận giữa hai phái kết thúc.

            Năm  1792 Vônta bắt tay ngay vào thí nghiệm để chứng minh giả thiết của
     phái  mình,  ông dùng hai  tấm  kim  loại  hình tròn,  một tấm đồng,  một tấm  kẽm;

     giữa hai tấm kim loại đó ông đặt một lớp xốp (giấy các tông, vải) tẩm nước muối
     bếp. Nối hai tấm kim loại đó với hai đoạn dây điện, hai đầu còn lại của hai đoạn

     dây để rời nhau. Bây giờ nếu đưa hai đầu dây còn lại vào hai lỗ tai, ông nghe thấy

     có tiếng lạo xạo trong tai. Neu đưa hai đầu dây đó chạm vào hai điểm khác nhau
     của lưỡi thì lưỡi cảm thấy như có vị đăng đắng. Vônta cho rằng những cảm giác

     nói ừên là do có điện chạy qua tai, qua lưỡi (theo ngôn ngừ ngày nay, ta nói có
     dòng điện chạy qua) gây ra. Điều đó chứng tỏ giả thiết của ông là đúng:  cặp tấm

     kim loại và nước muối ở giữa là nguồn gốc sinh ra điện.
           Ngoài ra, ông còn nhận thấy nếu xếp các cặp tấm kim loại như trên chồng

     lên nhau theo cùng một quy tắc, chẳng hạn tấm kẽm của cặp nào cũng ở dưới còn

     tấm đồng ở trên, thì tác dụng của điện sẽ mạnh hơn rất nhiều. Hồi đó, người ta gọi
     mồi chồng các cặp tấm kim loại đó là một “chồng Vônta”. Người Pháp gọi “chồng

     Vônta” là “pin (pile) Vônta”,  lâu dần cụm từ đó không còn mang nghĩa ban đầu

     nữa mà có nghĩa mới là “thiết bị có thể sinh ra dòng điện do Vônta tạo ra”. Ngày


                                                                                179
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184