Page 174 - Dạy Học Vật Lý
P. 174
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
một dụng cụ đo điện có chức năng giống như chiếc vôn kế ngày nay. Qua hai
công trình đó anh được đánh giá là người có năng lực, có bản lĩnh và do đó anh
được nhận làm giáo sư vật lí thực nghiệm tại trường Hoàng Gia Cômơ.
Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với Aletxanđrô Vônta vào thời gian
đó. Bởi vì gia đình Vônta tuy thuộc dòng dõi quý phái, nhưng về đời sống vật chất
thì lại không phải là gia đình khá giả. Vì vậy, sự có việc làm ổn định đã giúp
Vônta không còn phải bận tâm đến việc mưu sinh.
Vốn là người rất yêu thiên nhiên nên Vônta không thỏa mãn dối với hai
công trình đầu tay về điện của mình, về mặt vật chất thì việc các công trình đó
được đánh giá cao là một điều mừng; nhưng về mặt khoa học thì Vônta vần không
lấy thế làm vui. Bởi vì những công trình đó không làm thỏa mãn lòng yêu thiên
nhiên của bản thân.
Năm 1776 có người nói với Vônta rằng trong khu đầm lầy gần làng Xanh
Côlôngbanô (St. Colombano) có thứ khí lạ bốc lên. Người đó khuyên Vônta thử
tìm hiểu xem đó là thứ khí gì và nguyên nhân tạo thành thứ khí đó. Đang lúc tâm
trạng không thực sự thoải mái, Vônta nghĩ ràng đây là dịp may để làm vơi đi nỗi
buồn. Vì vậy Vônta liền đi ngay đến khu đầm đó.
Đen nơi, Vônta thuê một chiếc thuyền đế đi vào trong đầm. Ngồi trên
thuyền Vônta nhận thấy có rất nhiều bọt khí nổi lên trên mặt đầm. ở những chỗ
nông và những chỗ nhiều bùn, bọt nổi lên nhiều hơn. Neu lấy gậy khuấy động ở
đáy đầm chỗ gần bờ thì bọt còn nổi lên nhiều hơn nữa. Cho đến lúc ấy các nhà
hóa học chỉ mới biết chất khí ở mỏ than là chất khí có thể cháy được. Vì vậy có
nhiều ý kiến cho rằng ở dưới lòng đất của khu đầm này có thể là một mỏ than lớn.
Nhưng Vônta không nghĩ như thế mà cho ràng đó là một chất khí được sinh ra từ
sự phân hủy các chất hữu cơ trong bùn, ông gọi là khí đầm lầy tự nhiên cháv
được, ngày nay các nhà hóa học gọi là khí mê tan.
174