Page 177 - Dạy Học Vật Lý
P. 177

Aletxanđrô Vônta (1745-1827)

            Tuy nhiên Galvani  không tin chắc chắn vào  giả thiết của mình,  hôm  sau

     ông quyết định  làm thí  nghiệm tưcmg tự như ngày hôm trước  nhưng chiếc  máy
     phát tĩnh điện đã được đưa ra khỏi phòng mổ.  Dù vậy, mỗi khi tay cầm con dao

     mô đưa lại chạm vào con ếch thì đùi ếch vẫn bị co giật như hôm trước.
            Lần khác ông dùng chiếc móc bằng đồng móc vào chiếc đùi ếch đã cắt rời

     khỏi thân, đồng thời đã lột da và treo chiếc đùi ếch vào thanh sắt ngang của lan
     can hành lang. Do có gió nên đôi khi đùi ếch bị đu đưa giữa hai thanh sắt dọc của

     lan can. ông nhận thấy mỗi khi đùi ếch đu đưa chạm vào một trong hai thanh sắt

     dọc của lan can thì đùi ếch lại bị co giật.
            Galvani thực hiện thí nghiệm thứ nhất vào năm  1781.  Sau đó ông làm đi

     làm lại thí nghiệm đó rất nhiều lần trong vòng năm năm. Đến năm 1786, ông thực

     hiện  thí  nghiệm  thứ  hai,  và cũng  làm đi  làm  lại  nhiều  lần  trong năm năm nữa.
     Đen  mãi  năm  1791  ông  mới  công  bố  những thí  nghiệm  của mình tại  Bôlônhơ.

     Galvani kết luận rằng những thí  nghiệm của ông chứng tỏ trong con ếch tồn tại
     lọai điện có thể gọi là điện động vật.

            Ổng có nhận xét rằng ở thí nghiệm thứ nhất khi con dao mổ cộng với thân
     người và bàn mổ cùng đùi ếch tạo thành mạch điện kín thì đùi ếch co giật, ở  thí

     nghiệm thứ hai ông cho rằng cũng có hiện tượng tưomg tự, chỉ khi đùi ếch, chiếc

     móc đồng và những thanh sắt của lan can tạo thành mạch điện kín thì đùi ếch mới
     co giật.  Những khi đó, điện có sẵn trong đùi ếch sẽ chạy qua dây thần kinh làm

     cho đùi ếch co giật. Bắp thịt của đùi ếch vừa đóng vai trò máy dò, vừa đóng vai
     trò bình chứa điện (động vật).

            Những thí nghiệm của Galvani làm cho Vônta rất chú ý. ông làm lại từng
     thí nghiệm đúng như Galvani đã làm. Nhưng từ sự quan sát của những thí nghiệm

     đó Vônta lại  rút ra kết  luận trái  ngược với  Galvani.  Vônta cho rằng điện không

     chứa sẵn ở trong con ếch mà điện được tạo thành từ bên ngoài, từ hai vật kim loại


                                                                                 177
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182