Page 173 - Dạy Học Vật Lý
P. 173
Aletxanđrô Vônta (1745-1827)
Aletxanđrô có một người bạn thân và tốt bụng tên là Giuyliô Xêda Gatôni
(Giulio Cesare Gattoni). Khi thôi không học ở trường Dòng Tên nữa thì chính
Gatôni đã cho Aletxanđrô mưọn sách vở về khoa học tự nhiên và cả những tài liệu
hướng dẫn tự học.
Đặc biệt Gatôni cũng rất thích quan sát, tìm hiểu các hiện tượng điện, vì
vậy gia đình đã dành riêng cho Gatôni một căn phòng để cậu thỏa sức tìm tòi
khám phá. Trong căn phòng đó có rất nhiều vật liệu và dụng cụ khoa học do
Gatôni sưu tầm. Aletxanđrô vẫn thường xuyên đến đó cùng với Gatôni mày mò
làm các thí nghiệm theo óc tưởng tượng bay bổng của hai bạn trẻ. Vì vậy hai bạn
đặt tên cho căn phòng đó là căn phòng khám phá.
Thấy cháu mình say mê khoa học tự nhiên nên cuối cùng chú cũng đành
chiều ý cháu, nghĩa là để cho Aletxanđrô được tự do theo đuổi những sở thích của
mình. Đến năm mười tám tuổi Aletxanđrô đã có tầm hiểu biết khá vững chắc mặc
dù chỉ bằng con đường tự học.
Đen lúc này, Aletxanđrô nhận ra rằng mặc dù căn phòng khám phá đã
giúp anh hiểu ra được khá nhiều điều, nhưng nó đã trở nên quá chật hẹp. Vì vậy
anh thấy cần phải mở rộng giao lưu với nhiều người đặc biệt là với giới khoa học.
Anh đã mạnh dạn trao đổi ý kiến và thảo luận qua thư từ về những vấn đề khoa
học với những nhà khoa học đương thời. Đặc biệt, anh thưÒTig trao đổi thư từ với
một thầy tu, người Pháp, đồng thời cũng là một giáo sư vật lí thực nghiệm nổi
tiếng thời đó tại trường đại học Xoocbon (Sorbonne) là Giăng- Ăngtoan Nôlê
(Jean-Antoine Nollet).
Lập nghiệp
Năm 30 tuổi, Aletxanđrô Vônta đã có hai công trình khoa học đầu tay về
điện. Thứ nhất là sáng chế thành công một thiết bị tạo ra điện tích (giống như máy
phát tĩnh điện) nhưng không dùng phương pháp ma sát. Thứ hai là sáng chế ra
173