Page 159 - Dạy Học Vật Lý
P. 159
Anđrê Mari Ampe (1775-1836)
tính “chữ nghĩa” như vậy thường diễn ra trong các cuộc dạo chơi trong khu Đồi
Vàng, về sau này, Ampe có kể lại rằng không bao giờ cha ông bắt buộc ông phải
học môn này hay môn kia mà cha chỉ gieo vào lòng ông sự ham thích môn học.
Cũng cần nói thêm rằng Anđrê là cậu bé có trí nhớ siêu phàm. Chẳng
những cậu đọc bộ bách khoa toàn thư của Buyphông mà cậu còn đọc tất cả những
quyển sách trong cái “thư viện” mà cha cậu đã lập ra. Đặc biệt, cậu đã đọc theo
thứ tự a, b, c cả bộ bách khoa toàn thư đồ sộ của Điđơrô (Diderot) và Alămbe
(Alembert) và cả quyển sách Những lời truyền của Đêcac (Descartes) do Tômat
(Thomas) viết. Quyển sách sau đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Anđrê. Còn đối
với bộ bách khoa toàn thư của Điđơrô và Alămbe thì cho đến mãi sau này Anđrê
vẫn còn có thể đọc thuộc lòng được nhiều trang từ đầu đến cuối.
Đen năm mười ba tuổi, chàng thiếu niên Anđrê bắt gặp quyển Những cơ
sở của toán học do Rivat (Rivard) và Madêa (Mazéare) viết. Quyển sách đó như
có một ma lực “hút hồn” Anđrê. Từ đấy Anđrê hầu như quên hết những lĩnh vực
khác, thì giờ và tâm trí của cậu hoàn toàn dành cho toán. Và ông Giăng Giăc
Ampe cũng không còn phải lo việc chọn sách và hướng dần cậu đọc sách nữa.
Sau khi đọc quyển sách toán “vỡ lòng” của Rivat, cậu tiếp tục tự học
những quyển sách ở trình độ cao hơn, kể cả những quyển ở trình độ đại học và
trên đại học. Có điều đặc biệt là cậu đọc và hiểu được cả những quyển rất khó do
các nhà toán học nổi tiếng viết mà hầu như không gặp khó khăn gì đáng kể. Trừ
một lần Anđrê có vướng mắc với một vấn đề trong quyển bách khoa toàn thư.
Ông Giăng Giắc Ampe nhận thấy Anđrê có chiều suy tư và đã nói chuyện này với
bạn mình là Đabuyrông (Daburon).
Đabuyrông là tu sĩ và là giáo sư thần học, nhưng cũng có những hiểu biết
về toán học khá sâu. Cái mà Anđrê vướng mắc là một kí hiệu toán học, nhưng kí
hiệu đó chứa đựng nhiều khái niệm sâu sắc của toán học. Tuy nhiên, qua những
159