Page 158 - Dạy Học Vật Lý
P. 158
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
trong giáo dục trẻ, không nên bắt buộc trẻ phải làm theo ý của người lớn mà phải
để trẻ tự do lựa chọn cái mà chúng thích, tự do phát triển năng lực của chúng,
người lớn chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Rutxô đặt tên quyển sách đó là Êmin
(Émile).
Là một thương nhân nhưng cũng là người có học vấn và lại là người hâm
mộ Rutxô nên Giăng Giăc Ampe cũng giáo dục các con mình theo tinh thần của
Êmin. Ông nhận ra bé Anđrê có những tính cách và những khả năng rất đặc biệt.
Chẳng hạn bé có thể ngồi cặm cụi hàng giờ liền với các hòn sỏi, với vụn bánh mì
đế làm các phép tính dù lúc ấy bé chưa biết đến các con số. Vì vậy, ông Giăng
Giăc Ampe chủ trương không cho bé Anđrê đến trường mà giáo dục tinh thần học
tập cho bé thông qua sách vở. Do đó ông tổ chức hẳn một “thư viện” gia đình.
Ông hi vọng rằng cái “thư viện” gia đình đó sẽ là người thầy dẫn giắt các con ông,
đặc biệt là dẫn giắt bé Anđrê, vào thiên đường học tập.
Lúc đầu, ông hướng các con ông làm quen với thế giới tự nhiên. Vì vậy,
trong cái “thư viện” gia đình, ông chuẩn bị cho các con bộ bách khoa toàn thư về
lịch sử tự nhiên của Buyphông (Buffon), trong đó có trình bày về lịch sử các loài
chim. Lúc ấy bé Anđrê mới bốn
tuổi, nhưng bé đã đọc ngốn ngấu
bộ sách này với lòng ham thích
đặc biệt, mặc dù đó là bộ sách
rất lớn so với tuổi của bé.
Khi Giăng Giăc Ampe
về hưu thì ông dành toàn bộ thời
gian cho việc giáo dục con cái.
Ngôi nhà thơ ấu cùa Anđrê Ampìe ở làng Pôlâvmiơ
Ông dạy tiếng La tinh cho
Anđrê và chú ý khơi gợi, bồi dưỡng cho cậu lòng yêu thơ văn. Những bài học có
158