Page 103 - Dạy Học Vật Lý
P. 103
Galilêô Galilê (1564-1642)
thường không nhìn thấy. Chỉ vài dòng thư ngắn đó, Galilê quyết định bắt tay ngay
vào việc chế tạo chiếc kính như đã được Bađôve thông báo.
Thực ra thì từ lâu Galilê đã ước ao có một chiếc kính như thế. ông cho
rằng chế tạo được chiếc kính như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quan sát các
ngôi sao, như quan sát ngôi sao mới nói trên chẳng hạn. Trong thời gian này,
Galilê đang dạy đại công tước Côxmơ II dơ Mêđixi (Cosme II de Médicis), con
trai của đại công tước Phecđinăng I và Crixtinơ dơ Lorenơ và là cha đẻ của
Phecđinăng II. Cho đến lúc này Galilê đã dạy Côxmơ II được bốn năm theo sự gửi
gắm của Phecđinăng I và cũng là đề trả ơn Phecđinăng I đã giúp đỡ Galilê có một
chỗ đứng khởi đầu làm bàn đạp để bước vào nghề dạy học. Nhưng lòng mong
muốn chế tạo chiếc kính để quan sát sao lớn đến nỗi Galilê đành xin lỗi đại công
tước Phecđinăng I cho ông ngừng việc dạy đại công tước Côxmơ II để ông tập
trung vào việc chế tạo chiếc kính.
Ta nhớ lại rằng ngay từ bé Galilê đã nổi tiếng là một “chú nhóc” khéo tay;
chú có thể dựng lại được mô hình của những cỗ máy đơn giản mà chú đã có dịp
quan sát. Bây giờ qua mấy dòng thông tin rất sơ sài của Bađôve, Galilê đã hình
dung ra được cấu tạo của chiếc kính và
những việc mà ông sẽ phải làm. ít lâu sau,
chiếc kính đã được hoàn thành. Các vật
nhìn qua chiếc kính của ông không bị biến
dạng như chiếc kính ở Hà Lan và nhìn vật
cũng rõ hơn (chiếc kính này phóng đai
được 6 lần, còn chiếc kính ở Hà Lan chỉ
phóng đại được 3 lần; thực ra chiếc kính ở
Hà Lan là một đồ chơi còn chiếc kính của
Galilê giới thiệu chiếc kính thiên văn với
Galilê là một dụng cụ khoa học). Thành các nhà chức trách Vcmidơ
103