Page 110 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 110
Can hái bo mif trã lời
Huế còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của người miền Nam
nên trên mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có các loại quả
sau: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Nhiều năm gần đây, khi
mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn
hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không
chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,... thập quả, với đủ sắc
màu, kiểu dáng. Nhưng tựu chung lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ
của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc
văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở
phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ
này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội
nguồn của mình...
Có bao nhiêu kiểu cười khác nhau?
Có bạn đã sưu tầm và đưa lên mạng được các kiểu cười như sau:l.
Cười chê, 2. Cười cợt, 3. Cười duyên, 4. Cười gằn, 5. Cười góp, 6. Cười
khà, 7. Cười khẩy, 8. Cười khì, 9. Cười mát, 10. Cười mỉm chi, 11. Cười
mũi, 12. Cười nắc nẻ, 13. Cười ngất, 14. Cười nhạt, 15. Cười như nắc
nẻ, 16. Cười nịnh, 17. Cười nụ, 18. Cười ồ, 19. Cười phá, 20. Cười ra
nước mắt, 21. Cười rộ, 22. Cười ruồi, 23. Cười sặc, 24. Cười sằng sặc,
25. Cười tình, 26. Cười trừ, 27. Cười tủm, 28. Cười vỡ bụng, 29. Cười
xòa. 30. Cười buồn (khác buồn cười), 31. Cười vu vơ, 32. Cười lặng lẽ;
33. Cười vô duyên; 34. Cười nhạt (cười lạt), 35. Cười Mơn (cầu tài),
36. Cười ha hả, 37. Cười hồng hộc, 38. Cười khành khạch, 39. Cười
ngặt nghẽo, 40. Cười ằng ặc, 41. Cười thầm, 42. Cười khô (cười khan),
43. Cười lạnh, 44. Cười cười, 45. Cười ngượng ngập (ngượng nghịu),
46. Cười té đái (vãi đái), 47. Cười thủy tinh, 48. Cười trịch thượng,
49. Cười hạ bệ, 50. Cười the thé, 51. Cười e thẹn, 52. Cười khinh bỉ
^ 0 .