Page 114 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 114

Can hãi bấ mẹ trà lòi


           sinh các loài động vật như rùa, cá, cua, chim... để lấy phước. Trong
           ngày Tết, người Lào rất thích ăn món lạp với xôi nóng. Ngày tết
           khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ

           xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Trong suốt ba
           ngày tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may
           mắn cả năm. Người ta dùng hoa muồng (bò cạp vàng) cột vào xe
           và treo trên nhà để cầu may mắn, kết hoa  Chămpa  thành từng

           chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành trong năm.



           o             Qua các thời kỳ lịch sử, nước ta đã có bao nhiêu


                         quốc hiệu khác nhau và vào những thời kỳ nào?



              Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên
           chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những
           danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng

           lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Dưới đây là danh sách các quốc
           hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này
           đều được ghi chép ữong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức

           sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.
              Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Lãnh thổ
           gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
           Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.

             Áu Lạc: Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các
           bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn

           Lang trước đây và một phần Đông Nam Quảng Tầy (Trung Quốc).
              Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập
           ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại
           từ năm 544 đến năm 602.




                                                                          6 ỉ
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119