Page 58 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 58
4.7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường
- Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường.
Thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết
quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi
trường phù hợp với lợi ích quốc gia.
- Hợp tác chặt chẽ với các nưỏc láng giềng và các nước trong khu vực để
giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. *
- Nâng cao vị thế của nước ta trên các diễn đàn khu vực, toàn cầu về
môi trường.
- Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nưốc, các tổ chức
quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường.
4.8. Đối với khu vực miền núi, cần tảng cường hơn nửa một số giải pháp sau
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh môi trường, đặc
biệt là xoá bỏ những tập quán lạc hậu, những hành vi không tốt làm tổn
hại môi trường sống. Đa số các tập quán sinh hoạt, lối sống của bà con là
mang bản sắc văn hoá tốt đẹp, cần phát huy, song nhiều hủ tục lạc hậu
cần phải dần dần loại bỏ ra khỏi đời sống cộng đồng. Phong tục nuôi gia
súc dưới gầm sàn, tích trữ các loại phân trong nhà, dưới gầm sàn, sử dụng
phân hữu cơ không sử lý là những hành vi cần mau chóng xoá bỏ. Các
ngành, các cấp cần phải tìm giải pháp thích hợp để giúp người dân thay
đối dần dần sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi địa
phương.
- Tảng cường công tác bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn nước. Hầu hết các
quốíc gia, trên thê giới đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh để vừa khai thác
được tài nguyên rừng, mà vẫn đảm bảo được sự vững bển của môi trường
sinh thái đó là tăng tỷ lệ bao phủ rừng có kế hoạch. Miền núi nước ta diện
tích rừng đang bị thu hẹp dần, do vậy môi trường sinh thái đang có nguy
cơ biến đổi theo hưống bất lợi. Hiện tượng suy thoái môi trường đang diễn
ra nghiêm trọng. Nguồn nưóc sạch ngày càng giảm thiểu do vậy việc khai
thác, sử dụng và duy trì số lượng cần phải hết sức lưu ý và có quy hoạch, ở
miền núi nước ta hiện nay một vấn đề hết sức nan giải đó là sự hiện diện
của các chất độc trong nguồn nưốc ngầm tại nhiều khu vực khai thác mỏ.
Có nhiều nơi (Khu các mỏ như Thiếc ồ Tuyên Quang, Cao Bằng; Chì, kẽm
ở Thái Nguyên, Bắc Kạn) nước ngầm chứa asen, chì, cadimi vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần.
58