Page 54 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 54

ngoài  da  cao trong cộng đồng là  hậu  quả  của  thiếu  nước  sạch  và vệ sinh  thân


                                                   thế của  đồng bào.  Các  nghiên cứu  của  Trương Minh  Hương,  Đỗ  Hàm,  Nguyễn



                                                   Tuấn Khanh  1997 - 2007 cho thấy tỉ lệ các bệnh da thường là trên 20% (tỉ lệ các


                                                   bệnh da trong cộng đồng bình thường khoảng 14%).




                                                                 Các phòng ỏ thường là ở phía trên hố để phân cùng vối tập quán đun bếp



                                                   trong nhà  sẽ làm cho nhiều  loại  hơi khí độc gia  tăng (C02,  NH3,  H2S).  Các loại


                                                   vật nuôi trong nhà của đồng bào sẽ là túc chủ, nơi cư trú, tồn tại, phát triển của


                                                   nhiều  loại côn  trùng truyền bệnh  nguy hiểm  (muỗi,  ve,  bọ chét...).  Do khí hậu



                                                   và thời tiết cũng như các điều kiện sinh thái miền núi thuận lợi cho các vi sinh


                                                   vật,  côn trùng phát triển nên những tập quán ăn ở như trên sẽ là lý tưởng cho



                                                   các vector,  mầm bệnh duy trì khả năng gây hại,  gây dịch bệnh như một ổ dịch


                                                   thiên nhiên lưu hành quanh năm.  Điều này một phần lý giải tại sao có nhiều ổ


                                                   bệnh  thiên  nhiên  hiện  hữu  tại  các  vùng  miền  núi  nước  ta  như  sốt  rét,



                                                   Leptospira...




                                                                 Một  vấn  đề củng đáng lưu  tăm  là sự hiện  diện  của  một số chất độc  môi


                                                   trường tại các mỏ, thung lủng của miền núi nước ta. Tại các thung lũng, đặc biệt



                                                   là ở một số khu rừng rậm, ít người và động vật hoạt động thường xuyên có thể


                                                   phát hiện thấy các chất CH4, C02... với hàm lượng ở mức độc hại gây chết người.


                                                   Các  mỏ kim loại độc hại có thể phát tán một sô" chất độc vào môi trường không



                                                   khí,  đất,  nước.  Các  chất  độc  sẽ  từ  môi  trường  phân  tán  đi  khắp  nơi  và  ảnh


                                                   hưởng tới  sức khoẻ  dần cư.  Nghiên cứu về độc chất và bệnh nhiễm độc ở nhiều



                                                   khu mỏ tại miền núi của các tác giả Nguyễn Minh Ngọc, Đỗ Hàm, Nguyễn Ngọc


                                                   Anh...  cho  thấy  hàm  lượng  một  sô' chất  độc  như chì,  asen,  cadimi...  trong  môi


                                                   trường luôn cao hơn  mức cho phép,  nhiều trường hợp nhiễm độc đã xảy ra.  Tại


                                                   các  mỏ chì,  kẽm,  mangan...  thường xuyên có trẻ em,  người  dân  bị thâm  nhiễm



                                                   hoặc nhiễm độc phải điểu trị ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tê tư nhân.

                                ề    T       X    •       •      V  •      •

                                                                 Hiện nay một số vùng, người nông dân đã dần chuyển đổi sản xuất truyền



                                                   thống theo hướng thị trưòng và  nhiều  trang trại cây  ăn  quả  đã hình  thành,  vì


                                                   vậy vấn  đê' sử  dụng hoá chất làm  phân  bón và bảo vệ  thực vật cũng đang dần


                                                   dần trở nên bức xúc.  Các loại trái cây, rau hàng hoá đã được ghi nhận là có dư



                                                   lượng hoá chất độc hại ở nhiều nơi.  Nhiều mẫu rau người dân sử dụng hóa chất


                                                   bảo  vệ  thực  vật  vối  nhiều  chủng  loại.  Tác  giả  Trần  Văn  Phùng,  Đỗ  Hàm,


                                                   Nguyễn Tuấn Khanh (2007) cho biết: có mẫu rau xét nghiệm cho kết quả dương



                                                   tính với  18 loại hóa chất bảo vệ thực vật,  nhiều  mẫu quả  dương tính vớì  8 loại


                                                   hóa  chất  bảo  vệ  thực  vật  độc  hại  vẫn  được  lưu  hành,  tiêu  thụ  tại  các  chợ của

                                                                                            ỉ           •          •          I          •                          •                               9                       •       •                       T
                                                   khu vực trung du và miền núi.








                                                   3. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG




                                                                 Khi  môi  trường  khu  vực  nào  đó  bị  ô  nhiễm  bởi  các  loại  độc  hại  dù  là  từ


                                                   nguồn  gốc  chất  thải  sinh  hoạt của  môi  trường sống  hay  sản xuất,  thì  sức  khoẻ



                                                   trong quần thể nhân dân cũng bị ảnh hưởng và có liên quan đến các yếu tố tiếp


                                                   xúc hoặc stress môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ cần được xác định do:





                                                   54
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59