Page 51 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 51
người luôn ở mức đáng lưu ý. Năm 2000 hơn 70% dân sô' nông thôn Việt Nam sử
dụng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nghiên cứu của Nguyễn
Huy Nga và cộng sự (2007) cho thấy chất lượng nước ăn uống của hầu hết các
mẫu xét nghiệm ở 2958 hộ gia đình thuộc 186 xã, 39 huyện, 18 tỉnh đểu không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh (chỉ có 14,9% đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, về vi sinh vật
là 25,1%).
Các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun sán, đường
ruột rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân
dân. Nghiên cứu của Lê Ngọc Bảo, Phùng Thanh Vân, Nguyễn Tất Hà, Nguyễn
Hùng Long, Lê Đình Minh, Hoàng Thị Nghĩa... vể nguồn nưốc dùng ăn uống
sinh hoạt ở một số tỉnh phía Bắc từ năm 1993 đến năm 2007 cho thấy tất cả
mẫu nưóc giếng, nước sông đều nhiễm Feacal coli form, cầu tiêu ao cá ở đồng
bằng sông Cửu Long gây ô nhiễm nặng nề cho tất cả các nguồn nước bề mặt, với
mật độ từ hàng chục nghìn đến hàng triệu Feacal colform trong một lít nưỏc.
Đây là nguồn gổc các bệnh lưu hành thường xuyên tại địa phương như tiêu
chảy, thương hàn, tả, lị.
Các chất thải công nghiệp đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường s ố n g
của cộng đổng. Nưỏc thải cộng vối khí độc của khu công nghiệp Lâm Thao - Phú
Thọ có thế đang là nguy cơ cho các bệnh hiểm nghèo như ung thư của nhân dân
vùng tiếp giáp. Nước thải độc hại cùng với nhiều loại hơi khí độc của các khu
công nghiệp nhỏ, làng nghề đang là nguy hại tiềm ẩn cho nhiều khu vực trên
địa bàn nhiều tỉnh của nưóc ta. Các làng nghề ở Bắc Ninh, Nam Định, Hải
Phòng, thậm chí ngay ỏ thủ đô Hà Nội đang hàng ngày gây ô nhiễm ra môi
trường xung quanh bằng rất nhiều loại khói, bụi, hơi khí độc...
Ô nhiễm hoá chất dùng làm phân bón và bảo vệ thực vật do canh tác rau
màu hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Hà
Nội và thành phô' Hồ Chí Minh. Ô nhiễm, nhiễm bẩn môi trưòng từ phân bón do
tích đọng nitrat là một vấn đề rất nguy hại cho sức khoẻ. Nguồn nitrat trong
đất, nước có thể là tồn tại tự nhiên của N 03' trong đất, có thể do chuyển hoá
N H / thành. Một số kết quả nghiên cứu nitrat, amoni trong đất và nước nông
nghiệp đã cho thấy: nưốc ngầm ở Hà Nội có hàm lượng NH4+ từ 2,9 mg/1 đến 4,9
mg/1 (mùa khô)tăng lên từ 5,13 mg/1 đến 6,07 mg/1 (mùa mưa) của 2 năm 1991
và 1992. Khi xác định NOg nưóc ngầm trên cánh đồng lúa Minh Khai, Hà Nội
thấy hàm lượng trung bình là 41,7 mg/1 đến 116,9 mg/1 (vượt ngưỡng cho phép).
Hiện tượng gia tăng dân sô", chiến tranh cũng đang là mối nguy hại to lớn
đối với môi trường sinh thái. Các cánh rừng nhiệt đới đang dần bị tàn phá là
nguy cơ lũ lụt và mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Vấn để canh tác nông
nghiệp và lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật đưa vào môi trường đang là gánh
nặng vệ sinh, an toàn lao động quá lớn cho cộng đồng.
51