Page 50 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 50
phải có nhiệm vụ và chương trình sao cho phù hợp. Nưốc ta cũng đang biên
soạn lịch trình này. Tại các cuộc họp vừa qua của tổ chức Liên hiệp quốc tháng
9/2007 và Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu Bali tháng 12/2007, các nhà lãnh
đạo thế giới cũng đã bàn nhiều về hiện tượng nóng lên của trái đất và các biện
pháp giải quyết vấn để sao cho có lợi nhất trên phạm vi toàn thế giới.
Xử lý phản ở các nước nghèo tại các khu vực Á Phi hiện nay đang là nỗi
bức xúc và thách thức cả cộng đồng. Nếu tính trung bình mỗi người thải ra 150
gam phân/ngày thì lượng phân toàn bộ dân sô" thế giới thải ra trong một ngày sẽ
khoảng 900 nghìn tấn và ỏ Việt Nam là khoảng 12 nghìn tấn. Như vậy, việc xử
lý phân người ở những nước kém phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với
sức khoẻ và môi trường sinh thái. Mặt khác, nếu nguồn phân này được quản lý,
xử lý và tận dụng một cách hợp vệ sinh thì chăng những sẽ đem lại lợi ích về
mặt kinh tê mà còn có tác dụng phòng bệnh, chống ô nhiễm môi trường. Các
nhà nghiên cứu Thụy Điển ước tính rằng lượng phân do một người thải ra đủ đế
bón cho cây trồng mà cây đó sản xuất ra đủ lượng lương thực người đó cần trong
một năm. Tổng lượng chất thải con người của Việt Nam nếu được tái sử dụng
hợp lý thì có thể cung cấp được 30% lượng phân bón cho nông nghiệp. Tuy
nhiên, do tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các
loại nhà tiêu không hợp vệ sinh đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nưóc, đất, ruồi
nhặng phát triển gây hậu quả là số người mắc bệnh tiêu chảy và giun sán tăng
cao ỏ nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nưốc nghèo, chậm phát triển.
Ví dụ: hầu hết trong số 58.057 trường hợp mắc bệnh tả tại nước Cộng hoà Công
Gô năm 1994 là ơ các trại tị nạn gần biên giới Ru-wan-đa do đây là nơi tập
trung đông dân và vệ sinh không đảm bảo. Hay ở Nghệ An năm 1987, việc các
hô' xí đã bị xuống cấp nghiêm trọng đã là những yếu tố thuận lợi phát sinh vụ
dịch tả lớn, kéo dài. Còn tới 25% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam không có
nhà tiêu bất cứ hình thức nào. về chất lượng nhà tiêu thì thật sự còn rất kém,
đa số không hợp vệ sinh về xây dựng cũng như sử dụng.
Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đang là một trong những bức
xúc nhất mang tính toàn cầu. Nước là môi trường trung gian truyền nhiều bệnh
đặc biệt là các nhóm bệnh lây truyềiỊ thẹo đường phân - miệng và có thế gây ra
các vụ dịch lớn. Năm 1990 Tổ chức Y tế thế giói thông báo 80% bệnh tật con
người liên quan đến nưỏc, 25.000 ngươi chết hàng ngày là do các bệnh có liên
quan đến nước. Tình trạng ô nhiễm nước hoặc suy thoái nguồn nước đang là vấn
đề nghiêm trọng tại nhiều quốc gia trên thế giói.
Tại Việt Nam: chúng ta đã và đang phải đối diện vói tình trạng này ở
nhiều nơi trên cả nước. Một nghiên cứu về mức độ ô nhiễm nưóc ăn và sinh hoạt
tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long năm 1995 cho thấy nước sông Hồng
bị ô nhiễm nhiều, nưóc máy tại 13 nhà máy ở 7 tỉnh phía Bắc đểu không đạt các
tiêu chuẩn vệ sinh, các loại nước ở đồng bằng sông cửu Long ô nhiễm do phân
50