Page 52 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 52
2. VẤN ĐỂ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN MlỂN n ú i
Tất cả những vấn đề môi trường nói chung đều hiện hữu ở môi trường khu
vực miền núi song ở khu vực này còn có tác động thêm của nhiều vấn đê' thuộc
về phong tục tập quán lạc hậu vối đầy dẫy những khó khăn vê' địa lý, kinh tế,
xã hội khác.
Môi trường nông nghiệp, nông thôn miền núi hiện nay đang thực sự còn
nhiều bức xúc. Hai vấn để đặc thù ảnh hưởng nhiều đến môi trường khu vực
miền núi là:
- Các yếu tô" địa lý, khí hậu thời tiết và giao thông khó khăn
- Trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu
Ngày nay, những khó khăn trên vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Do
những phong tục, tập quán lạc hậu đã tồn tại từ lâu đời nên rất khó khăn trong
việc chuyển đổi những hành vi có lợi cho sức khoẻ của mỗi người dân. Trình độ
dân trí đã được nâng lên một bước, song vẫn còn quá chậm so vói nhiểu khu vực
khác trong cả nưóc. Hầu hết các chỉ tiêu văn hoá xã hội đều ở mức thấp nên các
giải pháp cải thiện môi trưòng thường mang lại hiệu quả thấp so với các vùng
miền khác trong cả nưóc.
2.1. Các yếu tô* địa lý, khí hậu thời tiết và giao thông
Đặc thù của khí hậu là thời tiết khu vực miền núi nưóc ta là nóng ẩm,
chịu ảnh hưởng của địa hình và lượng cây che phủ. Càng lên cao thì độ chênh
lệch về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm càng cao. Nhiệt độ trung bình của
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm củng cao. ơ Sa Pa vào mùa hè
nhiệt độ ban ngày trung bình khoảng 28°c nhưng ban đêm lại thấp xuống
khoảng 15°c. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trong năm là 28°c, nhưng
độ trung bình tháng lạnh nhất trong năm chỉ là 16°c. Cây nhiều sẽ làm cho sự
lưu thông của không khí giảm xuống và độ ẩm sẽ tăng cao hơn nhiều nơi khác.
Các điểu kiện khí hậu, thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở nên nhà của
đồng bào ta thường là ẩm thấp. Người dân tộc thưòng có phong tục ở nhà sàn để
tránh ẩm ưốt và thú rừng. Tuy nhiên ở dưói gầm sàn lại thường là nơi nhốt các
động vật nuôi, chứa các sản phẩm phế thải nên thường gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Các nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997-
2002) cho thấy vi khí hậu nhà ỏ của đồng bào luôn ẩn chứa nhiều bất lợi: độ ẩm
cao hơn, tốíc độ gió giảm và một số loại hơi khí bất lợi có hàm lượng cao (C02,
H2S, NH3...) gây ô nhiễm môi trường sống.
Giao thông không thuận lợi đã làm cho miền núi vốn đã khó khăn lại càng
khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ Y tê cũng như các vấn đề kinh tế xã hội
khác. Người dân muốn xây dựng và cải tạo môi trường sao cho hợp vệ sinh cũng rất
khó khán do điều kiện kinh tế hạn hẹp cùng với sự giao lưu, học hỏi đều khó khăn
so với miền xuôi. Nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Ván Hy, Lê Ngọc Trác
52