Page 171 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 171
nhưng người có bệnh bón và bị trĩ không dùng được vì
sau khi nhuận trường thì chất tannin trong đại hoàng
lại làm bón và làm sung huyết các mạch máu trĩ.
Liều Đại hoàng nhẹ làm săn da. Liều trung bình làm
lợi mật, tiêu tích trệ, phá ứ. Liều cao để tẩy độc.
❖ Phân tích theo Đông y:
Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh tỳ, vị,
gan, tâm bào, đại trường, liều vừa phải chữa kém ăn, da
vàng, đau bụng, tả lỵ, bế kinh. Liều cao dùng tẩy nhẹ
cho ngưới bí đại tiện, vàng da.
❖ Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai hay đang cho con bú, bị bệnh trĩ, sỏi
thận, sỏi tiết niệu do calci oxalate không được dùng.
❖ Phân tích công dụng của Hà thủ ô đỏ theo Tây y:
Tên khoa học Pallopia multiílora (Thumb.) Harald-
son, chứa lecithin tác dụng làm tan đường huyết, suy
nhược thần kinh, sinh huyết dịch, giúp cải thiện chuyển
hóa chung, chứa antraglucoside kích thích tiêu hóa, cải
thiện dinh dưỡng, chống co thắt phế quản, chông viêm,
có hỢp chất stiben kháng khuẩn, nấm, gây hạ lipid huyết
và cholesterol, dự phòng xơ mõ động mạch.
❖ Phân tích theo Đông y:
Rễ Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm,
bổ gan thận, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, mạnh
gân côt, chữa thận suy, gan yếu, mất ngủ, thiếu máu,
đau lưng, khí hư, làm đen râu tóc.
❖ Chống chỉ định:
Người có huyết áp thấp và đường thấp không dùng
được Hà thủ ô, kiêng hành tỏi, củ cải.