Page 80 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 80
Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, kịp thời khen thưởng các cấp Công đoàn thực hiện tốt việc tham gia
tố tụng dân sự.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phổ, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng
công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
- Có trách nhiệm chính thực hiện khởi kiện các vụ tranh chấp về quyền công đoàn, về kinh phí
công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động cá nhân, tranh
chấp lao động tập thể khác khi được ủy quyền theo qui định của Hướng dẫn này. Trong trường hợp
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sờ có Điều kiện và năng lực khởi kiện thì Liên đoàn Lao động tỉnh,
thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có thể
giao nhiệm vụ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành khởi kiện, đồng thời yêu cầu Trung
tâm, Văn phòng tư vấn pháp luật trực thuộc có trách nhiệm hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở khởi kiện.
- Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công đoàn cấp dưới về nội dung và quy trình công
đoàn tham gia tố tụng dân sự.
- Ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Tòa án nhân dân, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trong
việc khời kiện và tham gia tố tụng dân sự.
- Chuẩn bị nguồn kinh phí để các cấp Công đoàn chủ động thực hiện việc khời kiện và tham gia
tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
Chỉ đạo, hướng dẫn, phân công nhiệm vụ và hỗ trợ công đoàn cấp dưới tham gia tố tụng dân sự.
Đồng thời kiểm tra, giám sát công đoàn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ qui định tại Hướng dẫn này.
- Kịp thời báo cáo với Tổn^ Liên đoàn các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động
tập thể phức tạp, ảnh hưởng đen quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người lao động.
Đối với các Trung tâm, Văn phòng tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động tĩnh, thành phố,
Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
- Thực hiện khởi kiện các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể khi
được người lao động và tập thể người lao động uỷ quyền; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động theo sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công
đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành
Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ,
kỹ năng của cán bộ tư vấn pháp luật, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp thực hiện việc khởi
kiện và tham gia tổ tụng dân sự.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sờ
- Thực hiện khời kiện các vụ tranh chấp lao động về quyền công đoàn, về kinh phí công đoàn, về
bảo hiểm xâ hội, về an toàn vệ sinh lao động theo sự phân công của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành
phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các tranh
chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể khác khi được ủy quyền.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở về các quy định về Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động tham gia tố tụng dân sự của các cấp
Công đoàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công đoàn cấp trên kết quả thực hiện việc Công đoàn tham gia
tố tụng dân sự.
4. Công đoàn cơ sờ
- Thực hiện khời kiện các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể; đại diện
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định của Hướng dẫn này. Trường hợp
công đoàn cơ sờ không đủ Điều kiện thì có thể ủy quyền cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn khời kiện. ,
- Phối hợp chặt chẽ và kịp thời báo cáo với Công đoàn cấp trên tình hình giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể; có trách nhiệm cung cấp với Công đoàn cấp trên các
82