Page 76 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 76
+ Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
- Công đoàn ỵêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về yêu cấu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây
thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
- Công đoàn phải phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau theo quy định tại Mục 6.3 Phần I
Hướng dẫn này.
Phần II
CÒNG ĐOÀN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CÙA NGƯỜI LAO ĐỘNG, TẬP THẺ LAO ĐỘNG
1. Thủ tục để Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao
động
- Người lao động, tập thể lao động làm giấy đề nghị tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động, tập thể lao động (giấy đề nghị theo mẫu trong phần Phụ lục kèm theo
Hướng dẫn này).
- Công đoàn được người lao động đề nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,
tập thể lao động cử đại diện Công đoàn làm người bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật lao động, công đoàn.
- Đại diện Công đoàn xuất trình văn bản của tổ chức Công đoàn cử tham gia bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động. Văn bản cử người tham gia bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động theo mẫu trong phần Phụ lục kèm theo
Hướng dẫn này.
- Công đoàn đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự theo quy định tại Điều 75 của BLTTDS năm 2015. Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người
đại diện Công đoàn. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
2. Khời kiện vụ án
- Xây dựng phương án khởi kiện để tư vẩn người lao động, tập thể người lao động làm đơn khởi
kiện.
+ Xác đnh cơ sờ pháp lý và chứng cứ để quyết định khời kiện hay không khởi kiện; kiện ai, kiện
về việc gì?
+ Kiểm tra và xác định các Điều kiện khởi kiện vụ án lao động gồm: quyền khởi kiện, thẩm quyền
của Tòa án, Điều kiện hòa giải, vụ việc tranh chấp chưa được giải quyết bằn^ bản án, quyết định có
hiệu lực của Tòa án, hoặc quyết định cỏ hiệu lực của cơ quan nhà nước cỏ tham quyền, biên bản hòa
giải không thành, hoặc hòa giải thành mà bên NSDLĐ không thi hành theo hướng dẫn tại Mục 3, Mục
4, Mục 5 Phần I Hướng dẫn này.
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để tư vấn cho người lao động, tập thể người lao động khởi kiện, gồm:
+ Đơn khởi kiện.
+ Đơn đề nghị Tòa án cỏ thầm quyền nhập, tách vụ án, áp dụng án lệ...
+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý (Giấy cử cán bộ công đoàn tham gia bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động tại Tòa án).
+ Nội dung khởi kiện.
+ Các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, của tập thể
người lao động trong trường hợp người lao động, tập thể người lao động đề nghị Công đoàn bảo vệ
quyền và-lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thề người lao động.
- Tư vấn cho người lao động, tập thể người lao động thực hiện việc nộp đơn khởi kiện, việc thực
hiện quyền khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện theo hướng dẫn tại Mục 6.2 Phần I Hướng
dẫn này.
- Tư vấn cho người lao động về án phí (Khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Án phí, lệ phí 2009);
78