Page 72 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 72

- “Lý do chính đáng” là trường  hợp bát khả kháng  hoặc trở ngại  khách quan  khác (như:  do thiên
     tai,  lũ  lụt;  do ốm  đau,  tai  nạn  phải Điều trị tại  bệnh  viện,...)  làm  cho  người  kháng  cáo  không  thể thực
     hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.
          9.4.  Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 284 BLTTDS 2015)
          - Trường  hợp chưa  hết thời  hạn  kháng  cáo thì  Công  đoàn  đã  kháng  cáo  có  quyền thay đổi,  bổ
     sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
          - Trước  khi bắt đầu  phiên tòa  hoặc tại  phiên  tòa  phúc thẩm,  Công  đoàn  có  quyền  thay  đổi,  bổ
     sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu,  nếiMhời hạn kháng cáo đã
     hết.
          - Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Công đoàn có quyền rút kháng cáo.
          - Công đoàn có quyền cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn  bị xét xử phúc
     thẩm trong những trường hợp sau đây (Điều 287 BLTTDS 2015):
          +  Những  tài  liệu,  chứng  cứ  mà  Tòa  án  cấp  sơ  thẩm  đâ  yêu  cầu  giao  nộp  nhưng  Công  đoàn
     không cung cấp, giao nộp được vl có lý do chính đáng;
          +  Những tài  liệu,  chứng  cứ mà Tòa  án  cấp sơ thẩm  không  yêu  cầu  Công  đoàn  giao  nộp  hoặc
     Công đoàn không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
          - Công đoàn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.  Hội đồng xét
     xử phúc tham phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không.
          + Nếu bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn của nguyên đơn.
          + Nếu bj đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.  Hội đồng xét xử phúc
     thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ  án.  Công  đoàn vẫn  phải chịu án  phí
     sơ thẩm theo quyết định  của Tòa án  cấp sơ thẩm  và  phải  chịu  một nửa  án  phí  phúc thẩm  theo  quy
     định của pháp luật.
          - Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại
     Điểm  b Khoản  1  Điều  299  BLTTDS 2015 thì  Công  đoàn có quyền  khởi  kiện  lại  vụ  án theo thủ tục đã
     trình bày trong Hướng dẫn này.
          - Tại  phiên tòa  phúc thẩm,  nếu  Công  đoàn và  các đương  sự thoả thuận  được với  nhau  về  việc
     giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện,  không vi phạm Điều cấm  hoặc đạo đức xã hội thì
     Hội đồng xét xử phúc thẩm  ra bản án  phúc thẩm sửa  bản án sơ thẩm,  công  nhận  sự thoả thuận  của
     các đương sự.
          Công đoàn và các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm;  nếu không thoả
     thuận được với nhau thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
          9.5.  Tham gia phiên tòa phúc thẩm (Điều 302-303 BLTTDS 2015)
          - Công đoàn trình bày nội dung kháng cáo, các căn cứ của việc kháng cáo.
          - Tại phiên tòa phúc thẩm, Công đoàn có quyền xuất trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ.
          - Công đoàn có quyền  hỏi trước bị đơn và  các đương  sự khác và trả  lời  các câu  hỏi  của Thẩm
     phán, các đương sự.
          - Công đoàn phát biểu quan Điểm về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị.
          10.  Công đoàn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
          - Trong thời  hạn  01  năm  kể từ ngày  bản  án,  quyết định  của Tòa  án  có  hiệu  lực  pháp  luật,  nếu
     phát hiện VI phạm pháp luật trong bản an, quyết định đó thì Cônq đoàn có quyền đề nghị bằng  văn  bản
     với  những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc tham để xem xét kháng nghị theo thủ tục
     giám đốc thẩm (Điều 331  BLTTDS 2015).
          - Căn cứ để kháng  nghị  bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu  lực pháp (Điều 326  BLTTDS
     2015):
          + Kết luận trong bản án, quyết ^nh không phù hợp với những tình Tiết khách quan của vụ án gây
     thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
          + Cỏ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa
     vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền,  lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định
     của pháp luật;

     74
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77