Page 73 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 73

+  Có sai  lầm trong  việc áp dụng  pháp  luật dẫn  đến việc ra  bản  án,  quyết định  không  đúng,  gây
     thiệt hại đến quyền,  lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng,  lợi ích của Nhà
     nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
         - Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Điều 331  BLTTDS 2015):
         +  Chánh  án  Tòa  án  nhân  dân  tối  cao,  Viện  trường  Viện  kiểm  sát  nhân  dân  tối  cao  có  quyền
     kháng  nghị theo thủ tục giám đốc thẩm  bản án,  quyết định đã có hiệu  lực pháp luật của Tòa án nhân
     dân cấp cao;  những  bản  án, quyết đnh  có hiệu  lực pháp luật của Tòa án  khác khi xét thấy cần thiết,
     trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
         +  Chánh  án  Tòa  án  nhân  dân  cấp cao,  Viện trường Viện  kiểm  sát  nhân  dân  cấp cao  có quyền
     kháng  nghị theo thủ tục giám đốc thẩm  bản án,  quyết định đã có hiệu  lực pháp luật của Tòa án nhân
     dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
     thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
         -  Công  đoàn  soạn  thảo đơn  đề  nghị  xem  xét  bản  án,  quyết định  của  Tòa  án  đâ  có  có  hiệu  lực
     pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm theo mẫu trong phần Phụ lục kèm theo Hướng dẫn này.
         Công  đoàn  phải gửi  bản  án,  quyết định  của Tòa án  đã  có  hiệu  lực pháp  luật,  tài  liệu,  chứng  cứ
     kèm theo đơn đề nghị để chứng minh cho những yêu cầu của mình là cỏ căn cứ.
         Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
     thẩm.
         - Công đoàn nộp trực tiếp đơn đề nghị tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
     Ngày gửi đơn được tính từ ngày Công đoàn nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày cỏ dấu dịch
     vụ bưu chính nơi gửi.
         - Công đoàn  có quyền  cung  cấp tài  liệu,  chứng  cứ cho  người  có quyền  kháng  nghị theo thủ tục
     giám  đốc thẩm  nếu  những  tài  liệu,  chứng  cử đó  chưa  được Tòa  án  cấp  sơ thẩm,  Tòa  án  cấp  phúc
     thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì
     cỏ lý do chính đáng;  hoặc những tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình
     giải quyết vụ việc.
         Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm,  Tòa án, Viện  kiểm  sát có quyền  yêu cầu
     Công đoàn bổ sung tài liệu, chứng cứ.
         - Trong  trường  hợp cần thiết,  Tòa  án triệu tập  Công  đoàn và  các đương  sự,  người tham  gia tố
     tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
         - Tại phiên tòa giám đốc thẩm,  Công đoàn trình  bày ý kiến những vấn đề mà  Hội đồng giám đốc
     thẩm yêu cầu. Trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, Công đoàn gửi văn bản trình bày ý kiến của
     mình đến Tòa án để bảo vệ quan Điểm của mình.
          11.  Công đoàn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
         - Khi phát hiện được tình Tiết quan trọng của vụ án có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản
     án, quyết đnh mà Tòa án và Công đoàn không  biết được khi Tòa án  ra bản án,  quyết định đó,  Công
     đoàn có quyền đề nghị  bằng văn  bản với  những  người có quyền  kháng  nghị theo thủ tục tái thâm đê
     xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 353 BLTTDS 2015).
         - Người cỏ quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 354 BLTTDS 2015);
          +  Chánh  án  Tòa  án  nhân  dân  tối  cao,  Viện  trường  Viện  kiểm  sát  nhân  dân  tối  cao  có  quyện
     kháng nghị theo thù tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
     cao; những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết
     định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
          + Chánh  án Tòa  án  nhân  dân  cấp cao,  Viện trưởng Viện  kiểm  sát nhân  dân  cấp cao có quyền
     kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòạ án nhân dân tỉnh,
     thành  phố trực thuộc trung  ương,  Tòa  án  nhân  dân  huyện,  quận,  thị  xã,  thành  phố thuộc tỉnh,  thành
     phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
          - Thời hạn kháng nghị theo thù tục tái thẩm (Điều 355 BLTTDS 2015):
          Thời  hạn  kháng  nghị theo thủ tục tái thẩm  là  một năm,  kể từ  ngày  người  có thẩm  quyền  kháng
     nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
          - Các quy định về việc Công đoàn tham gia thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về

                                                                                                   75
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78