Page 148 - Chăm Sóc Sức Khoẻ Bằng Y Học Cổ Truyền
P. 148
Trường hợp phong uất khí trệ gây huyết bế, huyết
tắt dùng rất tốt, huyết hư, huyết khô can hỏa, can
dương thì không dùng. Không nên vì thấy dùng
trong bài tứ vật và bài xuyên khung trà điều tính
mà ngộ nhận nó là vị thuốc chủ yếu để bổ huyết và
giảm đau đầu.
- Xích thược: Xích thược và bạch thược đều vào
kinh can, phần huyết, công năng của bạch thược là
liễm âm và dưỡng doanh. Còn xích thược có tác
dụng hoạt huyết tan ứ, dùng cho trường hợp can
hỏa thiên vượng, còn trường hợp huyết hư hỏa
vượng nên dùng với bạch thược.
- Đan sâm: Đắng hơi lạnh, vào hai kinh tâm,
can có tác dụng hoạt huyết, hành huyết, điều
chỉnh vận hành huyết dịch. Có tài liệu nói đan
sâm có tác dụng khứ ứ sinh tân, có tính chất bô
dưỡng. Trong bệnh can thường dùng cho trường
hợp hiếp thống và trưng hà giai đoạn đầu.
- Kê huyết đằng: Hòa huyết, hoạt lạc thông
kinh. Theo “Vân nam chí” thì nó có tác dụng đại bô
khí huyết, rất tốt cho người già và phụ nữ.
- Nguyệt quí hoa: Ngọt ấm có khả năng thư
khí, hoạt huyết thường dùng trong bệnh phụ khoa
vói mục đích thông kinh.
- Hồng hoa: Gây ấm vào kinh can. Là vị thuốc
hành huyết có khả năng thông kinh, chỉ thống, tán
thũng, dùng cho trường hợp ứ trệ kinh mạch
không lợi, không nên dùng liều cao. “Chu Đan Khê
149