Page 340 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 340

HỘI AN (0510)  •   327
    chỉ  phát triển  mạnh vào  thế kỷ  15,  16,  đến thế kỷ  17  thì
    suy tàn.
      Những món đồ gổm còn là danh thiệp của các nước từng buôn bán
     với Hội An qua các thời kỳ lịch sử.  Dưới lòng đất Hội An đâu đâu cũng
     tìm thấy gốm.  Thời Chiêm  Thành các nhà khảo cổ đào được gốm Trung
     Quốc đời Đường thế kỷ 7-10, gốm kiểu Hồi của  Trung Đông thế kỷ 9-10.
     Thời Việt Nam từ thế kỷ  15 ngoài gốm Trung Quốc có gốm Hizen Nhật
     Bản, gốm Xiêm, Hà Lan, Pháp...
      Điểm dừng chân 57 Trần Phú. Một ngôi nhà cổ 2 tầng,
    với  khoảng sân đề khách nghỉ chân.  Lên lầu ngắm những
    bức ảnh Hội An ngày xưa.
      Nhà  cổ  Quân  Thắng,  77  Trần  Phú,  điểm  tham  quan
    chính,  một nhà  hình  ông điển  hình,  vào  hàng cổ  nhất,  có
    thể  150  tuổi.  Chú ý khoảng sân giữa  nhà,  các vách gỗ  bao
    quanh được chạm khắc sông động.
      Nhà cổ Đức An, 129 Trần Phú, vốn là tiệm bán thuốc bắc.
                                                               ỗ*
      Quán Hòa Nhập, 131 Trần Phú. Dừng chân thưởng thức
    cà phê, trà Việt, phục vụ rất phong cách, trong một căn nhà   Co
    cũ kỹ, khoảng sân nhỏ. Nhân viên là người khiếm thính. Đây   K*
    là cơ sở của xưởng thủ công mỹ nghệ của người khuyết tật.
      Bảo tàng Sa Huỳnh,  149 Trần Phú.  Trưng bày các mộ
    chum,  dụng cụ  sắt,  gô'm,  đồ  trang sức  của cư dân Văn hoá
    Sa Huỳnh.
      Sa Huỳnh là một địa danh ở Quảng Ngãi, nơi lần đầu tiên khai quật
     di chỉ thuộc nền văn hoá này. ở  Hội An, các di vật Sa Huỳnh thuộc giai
     đoạn cuối cùng của nền văn hóa này, thế kỷ  1  và 2 đầu Công Nguyên,
     thời điểm sắp chuyển qua văn hóa Chiêm Thành. Xã hội Sa Huỳnh lúc
     này đã khá phát triển, biết trồng lúa nước, rèn sắt, đồng, dệt vải, làm
     gốm với bàn xoay...  Dập vào mắt là những chum gốm chôn tro người
     chết. Kích thước rất khác nhau, có những chum hình trụ cao cả mét, có
     những chum như nồi đất nhỏ.  Người Sa Huỳnh hỏa táng,  tro và những
     đồ tùy táng như trang sức,  vũ khí, đồ gia dụng... chứa trong chum có nắp
     đậy.  chôn đứng thành từng nghĩa địa.  Phong tục này khá phổ biến với
     nhiều dân tộc cổ vùng Dông Nam Á.
      Hội quán Quảng Đông,  176 Trần Phú, khởi dựng năm
    1885, thờ Quan Công.
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345